XO-1b
XO-1b

XO-1b

XO-1b là một ngoại hành tinh cách xa Trái Đất khoảng 536 năm ánh sáng.Hành tinh XO-1b được đặt tên là Negoiu. Tên gọi này được chọn trong chiến dịch NameExoWorlds (Đặt tên cho ngoại thế giới) của România trong kỷ niệm 100 năm thành lập Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU). Negoiu cũng là tên gọi đỉnh núi cao thứ hai ở România.[6][7]Năm 2006, Dự án XO, gồm một nhóm các nhà thiên văn học chuyên nghiệp và nghiệp dư quốc tế đã phát hiện ra một hành tinh có kích cỡ Sao Mộc, sau này được đặt tên là XO-1b, quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời.[1] Nhóm nghiên cứu này do Peter McCullough thuộc Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gianBaltimore chỉ đạo, có bốn nhà thiên văn nghiệp dư đến từ Bắc MỹChâu Âu.[8] Một xác nhận độc lập về hành tinh đã được dự án Wide Angle Search for Planets (Tìm kiếm Hành tinh Góc rộng) thực hiện muộn hơn trong cùng năm 2006.[9]Nhóm của Dự án XO đã sử dụng Kính viễn vọng XO tương đối rẻ tiền, được chế tạo từ thiết bị thương mại, để tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời.[2] Kính viễn vọng này nằm trên đảo Maui thuộc Quần đảo Hawaii.[10]Từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 9 năm 2005, Kính viễn vọng XO đã phát hiện hàng chục nghìn ngôi sao sáng. Vào thời điểm đó, nhóm thiên văn nghiệp dư của McCullough đã nghiên cứu vài chục ngôi sao mà trước đó họ xác định là ứng cử viên đầy triển vọng trong tìm kiếm ngoại hành tinh. Cụ thể, sao XO-1 đã được đánh dấu là một ứng cử viên đầy triển vọng vào tháng 6 năm 2005. Các nhà thiên văn nghiệp dư đã quan sát nó từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2005, cuối cùng xác nhận rằng một thiên thể kích cỡ hành tinh đang che khuất nó. Nhóm của McCullough sau đó đã chuyển sang Đài thiên văn McDonaldTexas để lấy thông tin về khối lượng của thiên thể nhằm xác nhận đó là một hành tinh.[1]

XO-1b

Sao XO-1
Nơi khám phá Đài thiên văn Haleakala, Hawaii[1]
Bán trục lớn 0,04930+0,00091
−0,00096 AU
Bán kính trung bình 1,21 ± 0,03[4] RJ
Mật độ trung bình 0,64 ± 0,05 g/cm3[4]
Độ lệch tâm < 0,019[3]
Hấp dẫn bề mặt 15,8 ± 1,5 m/s2[5]
Khám phá bởi Peter McCullough et al.[1]
Khối lượng 0,913 ± 0,038[3] MJ
Độ nghiêng quỹ đạo 88,8 ± 0,2[4]
Kĩ thuật quan sát Quá cảnhvận tốc xuyên tâm[1]
Chu kỳ quỹ đạo 3,94150685±0,00000091[4] ngày
Ngày phát hiện ngày 18 tháng 5 năm 2006[2]
Bán biên độ 116 ± 9[1]