Văn_hóa_Đồng_Nai

Văn hóa Đồng Nai chỉ các di tích khảo cổ ở Việt Nam phân bố trên vùng trung duđồng bằng miền Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Nai, sông Sài Gònsông Vàm Cỏ, thể hiện một quá trình diễn biến văn hoá từ sơ kì thời đại đồ đồng đến sơ kì thời đại sắt. Giữa các di tích có những khác biệt nhất định, song chúng cùng có những đặc trưng chung nên có nhiều ý kiến xếp chúng vào một nền văn hoá chung. Có người gọi là Văn hóa Đồng Nai, cũng có ý kiến gọi là văn hoá Phước Tân, văn hoá Bến Đò hay văn hoá Cù Lao Rùa. Cho đến nay, đã phát hiện được hàng trăm di tích ở hầu khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có các di tích tiêu biểu như Cầu Sắt, Suối Chồn, Bình Đa, Cái Vạn, Cù Lao Rùa, Hưng Thịnh, Đồi Xoài, Đồi Mít, Gò Me, Đồi Phòng Không, Cái Lăng, Long Bửu, Bến Đò, Phước Tân, Gò Đá, Dốc Chùa, Bù Đốp, Gò Tháp, Gò Canh Nông, Gò Cao Su, An Sơn, Rạch Núi, vv.[1]