Viêm_vùng_chậu
Viêm_vùng_chậu

Viêm_vùng_chậu

Viêm vùng chậu là chứng nhiễm trùng ở phần trên của bộ phận sinh dục phụ nữ gồm tử cung, ống Fallop, buồng trứng, và bên trong khung chậu.[1][2] Thông thường bệnh này không có triệu chứng nào.[3] Các dấu hiệu và triệu chứng nếu tồn tại có thể bao gồm đau bụng dưới, khí hư, sốt, cảm giác bỏng khi đi tiểu tiện, đau khi giao hợp, hoặc kinh nguyệt bất thường. Bệnh viêm vùng chậu nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng lâu dài như vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mãn tính và ung thư.[4][5]Căn bệnh này do vi khuẩn lây lan từ âm đạo và cổ tử cung gây ra.[6] Các viêm nhiễm của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis có mặt trong 75-90 phần trăm trường hợp. Thường thì bệnh có liên quan đến nhiều loại vi khuẩn khác nhau.[2] Nếu không điều trị khoảng 10 phần trăm của những người mắc bệnh chlamydia và 40 phần trăm của những người nhiễm lậu mủ sẽ dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.[2][7] Yếu tố nguy cơ tương tự như của các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và bao gồm những người có nhiều bạn tình và những người sử dụng ma túy. Thụt rửa âm đạo cũng có thể làm tăng nguy cơ. Việc chẩn đoán thường dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng thấy được. Có khuyến cáo rằng bệnh này cần được xem xét trong tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà có đau bụng dưới. Một chẩn đoán chắc chắn bệnh này được thực hiện bằng cách tìm mủ liên quan đến ống dẫn trứng khi phẫu thuật. Siêu âm có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán.[2]Những nỗ lực để ngăn chặn căn bệnh này bao gồm việc không có quan hệ tình dục hoặc giảm số bạn tình và sử dụng bao cao su.[8] Việc tầm soát những phụ nữ có nguy cơ nhiễm Chlamydia sau đó thực hiện điều trị giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm vùng chậu. Nếu chẩn đoán có nghi ngờ thì việc chữa trị là nên làm. Cần chữa trị cả bạn tình của người bệnh.[9] Trong những người có triệu chứng nhẹ hoặc vừa phải, cần một liều tiêm kháng sinh ceftriaxone duy nhất, kèm với điều trị dùng doxycycline trong hai tuần và có thể metronidazole trong một tháng. Đối với những người không có cải thiện sau ba ngày hoặc những người có bệnh nặng thì nên sử dụng việc tiêm tĩnh mạch.[10]Trên toàn cầu khoảng 106 triệu trường hợp nhiễm chlamydia và 106 triệu trường hợp bệnh lậu mủ xảy ra trong năm 2008.[11] Tuy nhiên số lượng ca bệnh viêm vùng chậu lại không rõ ràng.[12] Người ta ước tính bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 1,5 phần trăm phụ nữ trẻ hàng năm.[12] Ở Hoa Kỳ bệnh này được ước tính ảnh hưởng đến khoảng một triệu người mỗi năm.[13] Một loại dụng cụ tử cung (IUD) được gọi là lá chắn Dalkon dẫn đến việc tăng tỷ lệ viêm vùng chậu trong những năm 1970. Dụng cụ tử cung hiện tại không làm tăng bệnh này sau tháng đầu tiên.[2]Bệnh gây ra bởi vi khuẩn lây lan từ âm đạo và cổ tử cung.[1] Nhiễm trùng do Neisseria Gonorrhoeae hoặc Chlamydia Trachomatis có trong 75 đến 90 phần trăm các trường hợp.[2] Thông thường, nhiều vi khuẩn khác nhau có liên quan.[2] Nếu không được điều trị, khoảng 10 phần trăm những người bị nhiễm chlamydia và 40 phần trăm những người bị nhiễm lậu sẽ phát triển bệnh viêm phổi.[2][2][11] Các yếu tố nguy cơ nói chung tương tự như các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bao gồm nhiều bạn tình và sử dụng ma túy.[2] Thụt rửa âm đạo cũng có thể làm tăng nguy cơ.[2] Chẩn đoán thường dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng.[2] Khuyến cáo rằng bệnh này nên được xem xét ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị đau bụng dưới.[2] Một chẩn đoán xác định về bệnh viêm phổi được thực hiện bằng cách tìm thấy mủ liên quan đến ống dẫn trứng trong khi phẫu thuật.[2] Siêu âm cũng có thể hữu ích trong chẩn đoán.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Viêm_vùng_chậu http://www.diseasesdatabase.com/ddb9748.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic410.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=614 http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=616 http://emedicine.medscape.com/article/2011881-over... http://emedicine.medscape.com/article/256448-overv... http://www.cdc.gov/std/treatment/2010/pid.htm http://www2a.cdc.gov/stdtraining/self-study/pid/pi... http://www2a.cdc.gov/stdtraining/self-study/pid/pi... http://www2a.cdc.gov/stdtraining/self-study/pid/pi...