Virus_corona_liên_quan_đến_hội_chứng_hô_hấp_cấp_tính_nặng
Virus_corona_liên_quan_đến_hội_chứng_hô_hấp_cấp_tính_nặng

Virus_corona_liên_quan_đến_hội_chứng_hô_hấp_cấp_tính_nặng

SARS-CoV
SARS-CoV-2
Virus corona tương tự SARS ở dơi WIV1
Nhiều chủng khác ở dơiVirus corona liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nặng (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome-related coronavirus, viết tắt là SARSr-CoV)[ghi_chú 1] là một loài coronavirus gây bệnhngười, dơi và một số loài động vật có vú khác.[2][3] Đây là một loại virus có màng bọc mang ARN chuỗi đơn dương, xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách kết hợp với thụ thể ACE2.[4] SARSr-CoV thuộc chi Betacoronavirus và phân chi Sarbecoronavirus.[5][6]Đã có 2 chủng SARSr-CoV gây ra dịch bệnh đường hô hấp nặng ở người: SARS-CoV, gây ra đợt bùng phát dịch hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) từ năm 2002 tới 2004, và SARS-CoV-2, gây ra đại dịch bệnh virus corona 2019 (COVID-19) từ cuối năm 2019 đến nay.[7][8] Có hàng trăm chủng SARSr-CoV khác, toàn bộ trong số đó chỉ được biết đến là gây bệnh cho các loài vật khác: dơi là vật chủ của nhiều chủng virus corona liên quan tới SARS, và một vài chủng còn được xác định tồn tại trong cầy vòi hương, có khả năng chúng là tổ tiên của SARS-CoV.[7][9]Virus corona liên quan đến SARS được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là một trong số nhiều loại virus có thể gây ra đại dịch trong tương lai. Nhận định trên được WHO đưa ra vào năm 2016 trong một kế hoạch mới được phát triển sau dịch Ebola nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trước và trong đại dịch đối với các vấn đề như chẩn đoán, vắc xin và thuốc điều trị. Dự đoán ấy đã trở thành hiện thực với đại dịch COVID-19.[10][11]

Liên quan