Tục_thờ_hổ
Tục_thờ_hổ

Tục_thờ_hổ

Tục thờ Hổ hay tín ngưỡng thờ Hổ là sự tôn sùng, thần thánh hóa loài hổ cùng với việc thực hành hoạt động thờ phượng hình tượng con hổ bằng các phương thức khác nhau được phổ biến ở một số quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia có hổ sinh sống. Theo quan niệm nhiều nơi ở châu Á, hổ là giống loài dũng mãnh nhất trong muôn thú, là Chúa sơn lâm, là Hùm thiêng ngự trị tối cao trong rừng già, ở các nước phương Đông, hổ còn là một linh vật trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh[1], nó còn là một trong Tứ Thánh thú cai quản Tây phương. Trong quan niệm và tín lý, hổ với những biểu hiện phẩm chất của nó là một tập hợp thành các tín lý đa nghĩa, tùy theo từng khuôn mẫu văn hóa tín ngưỡng khác nhau, nó biểu thị tốt hoặc xấu, thiện hay ác, chính hay tà[2]. Hổ được tôn thờ cùng chung nhóm với các con vật có sức mạnh như sư tử, đại bàng, chim ưng, sói, gấu, voi[3][4].Trong nền văn hóa Đông Á, hổ là chúa tể các loài thú thay cho sư tử. Nó biểu trưng cho vua chúa, sự can đảm và phẫn nộ (cuồng nộ), hổ được người ta tôn lên vị trí Chúa tể của rừng núi và coi hổ là con vật linh thiêng[5][6]. Đối với nhiều nước châu ÁChâu lục mà loài hổ phân bố thì hổ còn là biểu tượng của sức mạnh, uy quyền và tâm linh. Tại đây, hổ được coi là có vị trí thống trị trong giới động vật nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng[7][8], nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng[9]. Một số dân tộc khác còn tôn thờ hổ như thần giám hộ (như ở Hàn Quốc, hổ đóng vai trò là Thần bảo hộ), thượng đẳng phúc thần, thần hộ mệnh, môn thần.Tục thờ hổ bắt nguồn từ cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp thì lúc này hổ chính là sức mạnh thiên nhiên vừa gần gũi và là tai họa đối với con người, chính vì vậy mà con người thờ hổ để cầu an[10]. Ở đây, hổ được con người thờ phụng với vị thế là thần khai tổ, thần giám hộ, thần hộ mệnh, thần hộ môn, thần vệ đạo, với tâm thế này, nó được coi là phúc thần (thần may mắn). Nhưng mặt khác, từ nỗi khiếp sợ, nó cũng được tôn thờ như một ác thú bởi sự phá hoại. Hổ hiện thân và đồng nhất với các thế lực tự nhiên, nhất là chốn rừng thiên nước độc, lam sơn chướng khí, là trở ngại thử thách con người.Những hình thức thờ phụng loài hổ có sự đa dạng ở các quốc gia, cộng đồng người ở khắp nơi thuộc châu Á và gắn liền với truyền thống văn hóa của từng vùng miền, những dân tộc theo tín ngưỡng bái vật giáo (Totem giáo) thì tôn thờ hổ như tổ tiên của tộc người mình, ở những nơi thịnh hành Shaman giáo thì hổ mang tính chất thánh thiêng và hòa trộn trong các nghi lễ thần bí. Trong khi nhiều nơi khác hổ được thờ phụng trong những không gian vật thể tín ngưỡng như đình, đền, miếu, chùa, ban thờ thông qua những nghi thức cúng tế, tranh thờ, tượng thờ và mỹ thuật tâm linh. Những biểu hiện khác như việc xem các phần cơ thể của hổ (nanhvuốt) như những bùa hộ mệnh một cách mê tín. Nhưng nhìn chung, dù ở vùng đất nào, cộng đồng nào thì loài hổ cũng ngự trị với một vị thế tâm linh khả kính và hằn sâu trong tâm thức văn hóa từng vùng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục_thờ_hổ http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-giao-va-doi... http://www.doisongphapluat.com/doi-song/truyen-thu... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/chuyen-tho-h... http://www.phatgiaobaclieu.com/index.php?option=co... http://www.sacred-texts.com/hin/m07/m07065.htm http://vannghetiengiang.thotre.com/news/Nghien-cuu... http://www.eubios.info/india/BII19.HTM http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/kham-pha-the... http://thiennhien.org/bao-ve-ho http://m.anninhthudo.vn/phong-su/chuyen-than-bach-...