Túi_(sinh_học_và_hóa_học)
Túi_(sinh_học_và_hóa_học)

Túi_(sinh_học_và_hóa_học)

Trong sinh học tế bào, túi (hay bóng, bọng, nang, thất; tiếng Anh: vesicle) là một cấu trúc nhỏ trong tế bào, chứa dịch bên trong và bọc bởi một lớp lipid kép. Túi hình thành tự nhiên trong quá trình tiết (xuất bào), hấp thu (nhập bào) và vận chuyển vật chất trong tế bào chất. Ngoài ra, túi cũng có thể được chuẩn bị nhân tạo, trong trường hợp này chúng được gọi là liposome (không phải lysosome). Nếu duy chỉ có một lớp kép phospholipid, thì gọi là túi liposome đơn lớp; không thì gọi là đa lớp. Màng bao túi cũng là một pha phiến (lamellar phase), tương tự như màng sinh chất, và túi có thể dung hợp với màng sinh chất để bài xuất vật chất ra khỏi tế bào. Túi cũng có thể dung hợp với những bào quan khác trong tế bào.Túi đảm nhận nhiều chức năng đa dạng. Do túi biệt lập khỏi bào tương, nên môi trường trong túi có thể được điều chỉnh sai khác so với môi trường bào tương. Vì lý do này, tế bào sử dụng túi làm công cụ cơ bản để tổ chức các chất nội bào. Túi tham gia vào con đường trao đổi chất, vận chuyển, điều chỉnh sức nổi,[1] và dự trữ tạm thời thức ăn và enzyme. Túi cũng có thể cư xử như một khoang phản ứng hóa học.Năm 2013, James Rothman, Randy SchekmanThomas Südhof đồng nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa cho những khám phá (kiến dựng dựa trên những nghiên cứu trước đó, một vài trong số chúng là của thầy cố vấn của họ) về cấu tạo và chức năng túi tế bào, đặc biệt là trong nấm men và người, bao gồm thông tin từng cấu thành của túi và cách thức chúng lắp ráp lại với nhau. Rối loạn chức năng túi được cho là góp phần phát bệnh Alzheimer, tiểu đường, một số trường hợp bệnh động kinh khó điều trị, một vài bệnh ung thư và rối loạn miễn dịch, cũng như ảnh hưởng nhất định đến môi trường thần kinh mạch.[3][4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Túi_(sinh_học_và_hóa_học) http://www.biomedcentral.com/1471-2180/8/87 http://www.cnn.com/2013/10/07/health/nobel-prize-m... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/0005-2... //books.google.com/books?id=XWKingEACAAJ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0... http://www.colorado.edu/MCDB/odorizzilab/katzmann2... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2107116 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2438364 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC372955 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12461556