Bệnh_Alzheimer
Bệnh_Alzheimer

Bệnh_Alzheimer

Bệnh Alzheimer (Alzheimer's disease hay AD) hay đơn giản là Alzheimer là một chứng mất trí phổ biến nhất. Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong. Căn bệnh này được đặt theo tên ông. Năm 1901, Alois Alzheimer trình bày trường hợp của bệnh nhân tên Auguste D, 50 tuổi, bị mất trí.[1]Trong thế kỷ 20, từ "bệnh Alzheimer" thường chỉ dùng để định bệnh cho những người mất trí tuổi 45 đến 65 ("lẫn trước khi già", "lẫn sớm"). Những người lớn tuổi hơn mà bị mất trí được coi như là chuyện thông thường, do tuổi cao làm "não bộ tê cứng". Trong những năm 1970 - 1985 khoa học nhận thấy người mất trí ở các lứa tuổi khác nhau lại có triệu chứng lâm sàng giống nhau.[2] Bệnh này thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi,[2] tuy nhiên dạng Alzheimer sớm dù không phổ biến (chỉ chiếm khoảng 4-5% các ca bệnh Alzheimer[3]) vẫn có thể xảy ra ở độ tuổi từ 50 đến 65, thậm chí còn sớm hơn dù cực kỳ hiếm (khoảng từ 30 đến 50 tuổi). Năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Dự đoán tỉ lệ mắc Alzheimer trên thế giới sẽ là 1 trên 85 vào năm 2050.Mặc dù các ca bệnh Alzheimer có đặc điểm riêng biệt đối với mỗi cá nhân, tuy nhiên có nhiều triệu chứng tương đồng xuất hiện sớm nhưng khi quan sát thường nhầm lẫn với các bệnh 'liên quan đến tuổi già', hoặc biểu hiện của stress.[4] Trong giai đoạn đầu, triệu chứng phổ biến nhất được công nhận là không có khả năng để nhớ được việc vừa xảy ra. Khi nghi ngờ mắc bệnh Alzheimer, chẩn đoán thường được thực hiện bằng cách đánh giá hành vi và kiểm tra nhận thức, có thể kèm theo chụp cắt lớp não.[5]Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, thay đổi tâm trạng, mất khả năng phân tích ngôn ngữ, mất trí nhớ dài hạn, suy giảm các giác quan. Dần dần, cơ thể sẽ mất đi một số chức năng, cuối cùng dẫn đến cái chết. Bệnh Alzheimer có thể phát triển tiềm tàng trong một thời gian dài trước khi xuất hiện những triệu chứng có thể phát hiện được bệnh. Thông thường khi các triệu chứng này bộc lộ, thì người bệnh chỉ có thể sống được khoảng 7 năm, dưới 3% bệnh nhân sống thọ thêm 14 năm sau khi phát hiện bệnh.[4][6][7][8][9]Hiện nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có liên quan với các mảng và đám rối trong não.[10] Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng bệnh, chưa có phương pháp trị liệu nào có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.[11] Tính tới thời điểm 2008, đã có hơn 500 thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra phương pháp chữa trị bệnh Alzheimer, nhưng vẫn chưa biết có kết quả nào khả quan trong các phương pháp đã được thử nghiệm.[11] Một số thói quen sống đã được đưa ra khuyến cáo nhằm phòng ngừa bệnh Alzheimer, nhưng cũng chưa có đủ chứng cớ cho thấy những khuyến cáo này có thể làm giảm sự thoái hóa não. Các kích thích thần kinh, thể dục, và một chế độ ăn cân đối đã được khuyến cáo nhằm phòng ngừa cũng như một cách để hỗ trợ điều trị bệnh.[12]Vì bệnh không thể chữa khỏi cho nên người bệnh phải được chăm sóc bởi những người thân trong gia đình.[13] Đây quả thực là những áp lực rất lớn về mặt xã hội, tâm lý, sức khỏe, kinh tế đối với cuộc sống của những người chăm sóc.[14][15][16] Ở các nước phát triển, Alzheimer là một trong những bệnh tốn kém nhất cho xã hội.[14][15][16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bệnh_Alzheimer http://www.diagnosticimaging.com/news/display/arti... http://www.diseasesdatabase.com/ddb490.htm http://www.emedicine.com/neuro/topic13.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=290.... http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=331.... http://iospress.metapress.com/openurl.asp?genre=ar... http://www.metlife.com/assets/cao/mmi/publications... http://memory.ucsf.edu/ http://www.clinicaltrials.gov/ct2/results?term=alz... http://consensus.nih.gov/2010/alzstatement.htm