Tên_lửa_R-7
Tên_lửa_R-7

Tên_lửa_R-7

Tên lửa R-7 (tiếng Nga: Р-7 "Семёрка", tiếng Anh: R-7 Semyorka) là biệt hiệu của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới, được sử dụng ở Liên Xô từ năm 1959 đến 1968 trong thời gian chiến tranh Lạnh. Với thế giới phương Tây, nó có tên là SS-6 Sapwood trong báo cáo của Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO; ở Nga, số hiệu chính thức là 8K71. Dạng sửa đổi của tên lửa này đã đưa Sputnikvệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người, lên không trung và trở thành nền tảng của động cơ tên lửa Soyuz và các phiên bản của tên lửa Molniya, VostokVoskhod.R-7 dài 34 m, đường kính 3 m và nặng 280 tấn. Động cơ tên lửa gồm hai lớp đẩy, sử dụng oxy lỏng và hỗn hợp hydrocarbon (xem Dầu hỏa) và có tầm bắn xa 8.800 km với độ chính xác 5 km; có thể mang một đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 3 megaton (quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" ném xuống thành phố Hiroshima năm 1945 chỉ có đương lượng nổ 13 đến 16 kiloton). Bốn động cơ gắn với thân chính sẽ cung cấp lực đấy cho tên lửa trong giai đoạn đầu (rời bệ phóng, tăng tốc và lấy độ cao), động cơ trên thân chính cung cấp lực đẩy ở giai đoạn hai (tăng tốc và lấy độ cao). Hệ thống dẫn hướng được điểu chỉnh theo quán tính bằng radio.R-7 được thiết kế, thử nghiệm và chế tạo dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Sergey Pavlovich Korolyov.