Trôi_dạt_di_truyền

Trôi dạt gen, còn gọi là trôi dạt alen hoặc hiệu ứng Sewall Wright,[1] là sự thay đổi tần số của một biến thể gen hiện tại (alen) trong quần thể do lấy mẫu ngẫu nhiên các sinh vật.[2] Các alen ở con cái là một phần của bố mẹ và sự ngẫu nhiên quyết định một phần liệu một cá thể có thể sống sót và sinh sản hay không. Tần số alen của một quần thể là một phần của các bản sao của một gen có chung một dạng.[3] Tần số alen của một quần thể là tỉ số số gen ở một dạng nhất định.[4]Trôi dạt gen có thể làm một số biến thể gen biến mất hoàn toàn và do đó làm giảm biến dị di truyền.[5] Nó cũng có thể làm những alen hiếm xuất hiện thường xuyên hơn và thậm chí là cố định.Khi có ít bản sao của một alen, tác động của trôi dạt gen là lớn hơn, và khi có nhiều bản sao của một alen thì tác động của trôi dạt gen trở nên nhỏ hơn. Giữa thế kỉ 20, nhiều cuộc tranh luận nổ ra xung quang tầm quan trọng của chọn lọc tự nhiên so với những quá trình trung tính, bao gồm trôi dạt gen. Ronald Fisher, người giải thích chọn lọc tự nhiên thông qua di truyền học Mendel,[6] cho rằng trôi dạt gen chỉ đóng vai trò thứ yếu trong tiến hóa, và đây là quan điểm phổ biến trong vài thập kỉ. Năm 1968, nhà di truyền học quần thể Motoo Kimura khơi lại cuộc tranh luận với thuyết tiến hóa trung tính, cho rằng hầu hết trường hợp mà thay đổi trong gen truyền đi trong quần thể (tuy nhiên không nhất thiết là thay đổi trong kiểu hình) được gây ra bởi trôi dạt gen trên đột biến trung tính.[3][7]