Tiếng_Evenk

Tiếng Evenk[3] trước đây tên Tungus,[4] hay Solon là ngôn ngữ lớn nhất của nhóm bắc Tungus (gồm tiếng Even, tiếng Negidal, tiếng Evenk và tiếng Oroqen). Ngôn ngữ này được dùng bởi người Evenk tại Nga, và Trung Quốc.Tại vài vùng, tiếng Evenk vẫn chịu ảnh hưởng tương đối mạnh từ tiếng Yakuttiếng Buryat. Sự lấn át của tiếng Nga rất lớn (năm 1979, 75,2% người Evenk nói tiếng Nga, tăng lên tới 92,7% năm 2002). Các phương ngữ tiếng Evenk được chia thành ba nhóm: bắc, nam, và đông. Những nhóm này lại chia thành các phương ngữ nhỏ hơn. Chính quyền Liên Xô đã tạo ra ngôn ngữ viết cho tiếng Evenk vào năm 1931, ban đầu dùng bảng chữ cái Latinh, và từ năm 1937 dùng bảng chữ cái Kirin.[5] Tại Trung Quốc, tiếng Evenk còn được thử nghiệm viết bằng chữ Mông Cổ.[6] Đây thường được xem là ngôn ngữ bị đe dọa.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Evenk http://www.ethnologue.com/show_family.asp?subid=7-... http://books.google.com/books?id=bYvPvqO2J6wC http://www.omniglot.com/writing/evenki.htm http://www.indiana.edu/~ceus/u520-evenki-grammar-k... http://ir.minpaku.ac.jp/dspace/bitstream/10502/798... http://nirc.nanzan-u.ac.jp/publications/afs/pdf/a8... http://globalrecordings.net/en/program/C25750 //doi.org/10.2307%2F1178185 //doi.org/10.2307%2F417262 http://glottolog.org/resource/languoid/id/even1259