Tinh_vân_Đại_Bàng
Tinh_vân_Đại_Bàng

Tinh_vân_Đại_Bàng

Tinh vân Đại Bàng (các tên gọi danh lục M 16 hay NGC 6611) là một vùng khí H II lớn nhìn thấy được trong chòm sao Cự Xà, được hình thành bởi một đám sao mở cùng kết hợp với một tinh vân phát xạ chứa các ion hidro, với danh lục là IC 4703.[1]Khoảng cách đến nó tương đối bất định, nhưng các nhà thiên văn học chấp nhận một giá trị vào khoảng 7.000 năm ánh sáng. Do vậy nó nằm trong vùng giữa của Nhánh Nhân Mã, chứa một vùng hình thành sao mãnh liệt được biết đến với tên gọi Các cột Hình thành (Pillars of Creation), những cột bụi khí hidro lạnh, tối và dài nằm giữa các sao. Các cột này nhô ra từ các đám mây phân tử tối, lạnh như những thạch nhũ trong hang đá.[3] Trong những cột này có những mầm mống cho thấy sự hình thành các ngôi sao vẫn đang tiếp diễn[4], mặc dù nó không được rõ ràng chúng là các dạng tiền sao hay chỉ là tác động của gió của các ngôi sao bên cạnh.[3] Đám sao mở gồm rất nhiều các ngôi sao khổng lồ xanh, rất sáng và nóng; với tuổi của các ngôi sao này chỉ vào khoảng 2-3 triệu năm[5], nhỏ hơn một phần nghìn tuổi của Mặt Trời. Các ngôi sao này có cấp sao biểu kiến 8,24[6] và có thể nhìn bằng ống nhòm.Tinh vân được biết đến từ thế kỉ thứ 18 và là một trong những vật thể được liệt kê trong danh lục của Messier (M 16), nó lộ ra rõ nét dưới ảnh chụp và do vậy là một trong những đích ngắm của những người yêu thiên văn học nghiệp dư.[7]

Tinh_vân_Đại_Bàng

Cấp sao tuyệt đối (V) -8.21
Xích vĩ −13° 49′[1]
Xích kinh 18h 18m 48s[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +6.0[1]
Đặc trưng đáng chú ý 1–2 million years old
Khoảng cách 5,700±400 ly   (1,740±130[2] pc)
Không gian biểu kiến (V) 7.0 arcmins
Tên gọi khác Messier 16, NGC 6611,[1] Sharpless 49, RCW 165, Cr 375, Gum 83, Star Queen Nebula
Chòm sao Serpens
Bán kính 70×55 (cluster 15) ly

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tinh_vân_Đại_Bàng http://www.constellation-guide.com/eagle-nebula-me... http://www.darkatmospheres.com/astro/gallery/nebul... http://www.deepskyvideos.com/videos/messier/M16_ea... http://adsabs.harvard.edu/abs/1993AJ....106.1906H http://adsabs.harvard.edu/abs/2002A&A...389..513M http://adsabs.harvard.edu/abs/2005A&A...437..467E http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-basic?Ident=... http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap090208.html //arxiv.org/abs/1807.02115 //doi.org/10.1051%2F0004-6361:20020589