Thủy_lực_cắt_phá
Thủy_lực_cắt_phá

Thủy_lực_cắt_phá

Thủy lực cắt phá (tiếng Anh: hydraulic fracturing, thường rút ngắn thành fracking) là kỹ thuật khai thác mỏ bằng cách dùng áp suất chất lỏng để làm nứt các tầng đá trong lòng đất. Đường nứt sẽ chạy theo mạch đất thiên nhiên, khai mở những khoáng chất vốn bị nén chặt trong lòng đất.[1] Bằng cách bơm chất lỏng trộn với một số hóa chất và cát dưới áp suất cao vào giếng mỏ làm nứt vỡ tầng đá, một số địa chất như khí đốtdầu mỏ có thể bơm lên được.Kỹ thuật thủy lực cắt phá thường được dùng khai thác ở những vùng đá phiến dầu và khí đốt than[2] để kích thích đất đá nhả và tăng lưu lượng khoáng chất. Thủy lực cắt phá còn có ưu điểm là có thể đâm ngang trong lòng đất thay vì bị hạn chế theo chiều dọc.[3]Thủy lực cắt phá được dùng từ năm 1947 nhưng lúc đầu chỉ là thí nghiệm, đến năm 1949 mới áp dụng thương mại thành công. Tính đến năm 2012 có hơn 2,5 triệu vụ khoan mỏ trên thế giới dùng kỹ thuật này để khai thác dầu mỏ và khí đốt. Riêng ở Hoa Kỳ có hơn một triệu vụ.[4][5] Tuy nhiên có nơi như Pháp thì lại ban luật cấm dùng kỹ thuật này.[6]Kỹ thuật thủy lực cắt phá hiện vẫn còn gây tranh cãi. Bên ủng hộ thì cho đây là động lực phát triển kinh tế bằng cách tăng hiệu lực khai thác mỏ và các chất hiđrôcacbon;[7][8] bên phản đối thì lo hậu quả tai hại môi sinh, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí, cạn kiệt nguồn nước ngọt, và còn có thể gây động đất cùng những tác động xấu đến sức khỏe con người.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủy_lực_cắt_phá http://www.businessweek.com/magazine/like-fracking... http://geology.com/royalty/production-decline.shtm... http://books.google.com/books?id=NigwG_BYRsYC&pg=P... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0... http://www.kgs.ku.edu/PRS/Fracturing/Frac_Paper_SP... http://emf.stanford.edu/publications/emf_26_changi... http://energy.gov/sites/prod/files/2013/03/f0/Shal... http://www1.eere.energy.gov/geothermal/egs_animati... http://www.epa.gov/safewater/uic/pdfs/hfresearchst... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17384744