Bắc Thời_kỳ_quân_phiệt

Biểu tượng quân sự dựa theo cờ Ngũ tộc cộng hòa.

Cái chết của Viên đã chia rẽ quân đội Bắc Dương thành hai bè phái: quân phiệt An Huy của Đoàn Kỳ Thụyquân phiệt Trực Lệ của Phùng Quốc Chương. Bè phái Phụng hệ của Trương Tác Lâm đóng tại Đông Bắc Trung Quốc là một sự kết hợp giữa quân Bắc Dương và quân địa phương. Thường thì bất kỳ chính quyền nào nắm được Bắc Kinh sẽ được nước ngoài công nhận cho nên chiếm đóng thành phố này là một ưu tiên hàng đầu của các quân phiệt. Ngoài ra họ còn thu được thuế hải quan và có thể vay tiền ngoại quốc. Tất cả các phe phái miền bắc đều công nhận chính quyền Bắc Kinh là hớp pháp ngay cả khi họ chống lại nó. Họ thường lập luận rằng dù chính quyền Bắc Kinh là hợp pháp nó không có thẩm quyền sai khiến các tỉnh. Chính phủ Bắc Dương tại Bắc Kinh đôi khi biện minh cho hành động quân sự bằng cách ban hành sắc lệnh về lãnh thổ ngoài tầm kiểm soát của mình để gán cho các phe phái đối thủ tội phản quốc nếu các quân phiệt này lờ đi sắc lệnh đó. Hành động này đã chấm dứt vào năm 1923 khi Tào Côn trắng trợn mua chức tổng thống. Các phe phái khác ở miền Bắc không công nhận Tào Côn vì phẫn nộ trước hành động này.