Thể_chế_đại_nghị

Thể chế đại nghị hoặc Đại nghị chế với đặc điểm là nhánh hành pháp của chính quyền phụ thuộc vào sự cho phép trực tiếp hoặc gián tiếp của quốc hội, thường được biểu thị qua quyền bỏ phiếu tín nhiệm. Như thế, không có sự phân biệt rạch ròi giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp, dẫn đến tình trạng thiếu sự giám sát và cân bằng quyền lực là nguyên lý căn bản trong thể chế tổng thống. Tuy nhiên, đại nghị chế thường được tán dương, khi so sánh với tổng thống chế, là do tính linh hoạt và nhanh nhạy đối với phản ứng của công luận. Mặc khác, hệ thống này thường bị xem là thiếu ổn định như trong trường hợp của nền Cộng hòa Weimar của ĐứcĐệ Tứ Cộng hòa của Pháp. Trong thể chế đại nghị có sự phân biệt rõ ràng giữa chức danh đứng đầu chính phủ và chức danh đứng đầu nhà nước, với thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và người đứng đầu nhà nước thường là một nhân vật được bổ nhiệm hoặc một quân vương với chút ít quyền lực hoặc chỉ là một vị trí có tính nghi lễ. Dù vậy, một số quốc gia theo đại nghị chế đã thiết lập chức vụ tổng thống dân cử là người đứng đầu nhà nước với một số thẩm quyền nhằm duy trì thế cân bằng quyền lực cho hệ thống chính trị (gọi là thể chế cộng hòa đại nghị).Trong số các quốc gia theo đại nghị chế có những nước được cai trị bởi một liên minh cầm quyền cấu thành bởi nhiều chính đảng, do chế độ bầu cử đại biểu theo tỷ lệ (proportional representation). Trong khi đó, những nước chấp nhận hệ thống chọn ra một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first past the post) thường có chính phủ được thành lập bởi một chính đảng. Anh Quốc là một thí dụ cho trường hợp này. Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có một kỳ tổng tuyển cử (tháng 1 năm 1974) mà không có chính đảng nào giành được thế đa số tại quốc hội. Song, các thể chế đại nghị tại châu Âu đại lục chấp nhận hệ thống đại diện theo tỷ lệ, thường dẫn đến các kết quả bầu cử mà không có chính đảng nào có thể giành được thế đa số.Đại thể, hiện có hai hệ thống dân chủ đại nghị:Cũng có một mô hình tổng hợp, phối hợp các yếu tố từ tổng thống chế và đại nghị chế, mà biểu trưng là Thể chế Tổng thống Bán phần (semi-presidential system) - còn gọi là Chế độ Cộng hòa Lưỡng tính - của nền Đệ Ngũ Cộng hòa của Pháp. Kể từ đầu thập niên 1990, nhiều quốc gia Đông Âu chấp nhận mô hình này.