Thập_lục_quốc_Xuân_Thu

Thập lục quốc Xuân Thu (tiếng Trung: 十六国春秋; bính âm: Shíliùguó Chūnqiū), là một biên niên sử viết về thời kỳ Đông Tấn-Thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Do Thôi Hồng (崔鴻) thời Bắc Ngụy viết từ năm 501 đến 522.Vào cuối thời Bắc Ngụy, sử quan Thôi Hồng đã bí mật viết "Thập lục quốc Xuân Thu", tổng cộng có 100 quyển. Thuật ngữ "Ngũ Hồ thập lục quốc" được đặt dựa theo biên niên sử này. "Thập lục quốc Xuân Thu" đã phá bỏ truyền thống trong quá khứ, quốc thư các nước được gọi là "lục", các đế kỉ được viết là "truyện", trình bày các sự kiện lịch sử của các nước theo niên hiệu. Các sự tích về quốc chủ các nước, theo thể lệ chính sử tại thế kỷ này, không dùng quan niệm "quý Trung Hoa song khinh rẻ di địch". Nó cũng là một nguồn tham khảo chính cho Ngụy thưTấn thưBiên niên sử này bắt đầu biến mất từ những năm đầu thời nhà Đường và không còn tồn tại nguyên vẹn. Mặc dù ban đầu có 100 quyển, lời tựa và một bảng theo thứ tự niên đại. Đến đầu thời nhà Tống, nhiều phần của tác phẩm đã bị mất và chỉ còn lại khoảng 20 quyển, được Tư Mã Quang trích dẫn rộng rãi. Có hai phiên bản hiện còn lại từ cuối thời nhà Minh, bản của Đồ Kiều Tôn (屠喬孫) gọi là Đồ bản (屠本) bao gồm 100 quyển, và bản của Hà Tang (何镗) gọi là Hà bản (何本) bao gồm 16 quyển, tái bản trong Hán Ngụy tùng thư (漢魏叢書), một tài liệu lịch sử. Đồ bản được xuất bản lần thứ ba vào năm 1781. Ngoài ra còn có phiên bản 100 quyển cùng với một bảng theo thứ tự niên đại từ cuối thời nhà Thanh của Thang Cầu (湯球), lấy từ bản của Hà Tang và các tư liệu khác.