Nguồn Thảo_luận_Thành_viên:Michel_Djerzinski

Tôi không đọc kỹ lắm tranh chấp giữa các bạn nhưng giải quyết tranh chấp với bài chính trị sẽ khó nếu đối phương không muốn đồng thuận. Tuy nhiên, nếu chi tiết nội dung nào có càng nhiều nguồn hàn lâm nói về điều đó thì chứng tỏ đoạn đó càng hợp lý (nếu bỏ qua yếu tố khác như phù hợp với nội dung, liên quan đến bài, ...). Ví dụ trong bài Hồ Chí Minh, tôi có thêm đoạn OSS cứu ông Hồ với 7-8 nguồn hàn lâm gì đó mà vẫn có IP User sửa đổi câu chữ. Để giải quyết tranh chấp dạng này, trước hết giải quyết theo quy trình mâu thuẫn Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn. Nếu bạn nào đúng quy trình mà đối phương không làm điều tỏ minh chứng sự sai quy trình, khi đó BQV giải quyết tranh chấp dạng này đơn giản hơn và có lý do xác đáng hơn.

Về nội dung bài, tôi chỉ đọc đoạn gần đây thấy nguồn Nguyễn Anh Thái có nhắc đến số liệu quá trình công nghiệp hóa, bạn có thể kiểm tra nguồn này ghi đúng không? Nếu cần yêu cầu Saruman thêm 1 nguồn nữa khẳng định con số hay thắc mắc gì khác sau khi đặt nhãn mâu thuẫn. Robert W. Thurston chỉ là 1 học giả và ý kiến của ông ra có thể dùng làm nguồn cho Wiki, bạn kiểm tra có phải ông ta nói điều này không, nó có liên quan đến bài không, nó có trung lập không? Nếu nhiều ý kiến nói Statin có tội thảm sát thì cũng nên có nguồn nói đỡ để tuân theo nguyên tắc trung lập nhiều chiều, đây cũng là nguyên tắc để Wiki ổn định, tuy nhiên nên chọn nguồn nào đó uy tín cao, được đa số ủng hộ hay tác giả được review rank cao, ... một điều nên làm ở chủ đề này.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 03:27, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)

Đồng ý với Alphama. Thời kỳ Stalin, công nghiệp Liên Xô phát triển khá mạnh đổi lại dân chúng làm việc nhiều và hưởng thụ ít. Cũng nhờ có sự phát triển công nghiệp mà LX có thể chiến thắng trong thế chiến thứ 2. Đây là sự kiện không thể bỏ qua. Không hẳn nền kinh tế kế hoạch hoàn toàn xấu. Nó có cái hay của nó nếu có những chuyên gia kinh tế giỏi biết xây dựng kế hoạch cho phù hợp với điều kiện quốc gia. Ngày nay chẳng có nền kinh tế nào là hoàn toàn tự do hoặc hoàn toàn theo kế hoạch mà là sự lai ghép giữa 2 mô hình đó. Nhìn vào LX không nên chỉ nhìn thấy tội ác của Stalin. Đó không phải là cái nhìn toàn diện. Như tôi khi viết các bài lịch sử VN đã đưa tất cả những sai lầm, yếu kém của tất cả các bên vào bài chứ không thiên lệch bên nào. Chỉ có cái nhìn toàn diện thì người đọc mới có thể bỏ được các định kiến hiện tại và không có thêm định kiến mới từ đó tự rút ra được nhận xét có ích nhất cho mình. Motoro (thảo luận) 16:14, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)

Nếu không bảo đảm nguồn Nguyễn Anh Thái là chính sác, hoặc còn nghi ngờ, hoặc có mâu thuẫn thì nên nêu tên ông ta lên, coi như đó là cái nhìn của một chiều nào đó. DanGong (thảo luận) 16:28, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)