Thiếu_hormone_tăng_trưởng
Thiếu_hormone_tăng_trưởng

Thiếu_hormone_tăng_trưởng

Thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD) là một tình trạng bệnh lý do không đủ hormone tăng trưởng (GH).[3] Nói chung, triệu chứng dễ nhận thấy nhất là chiều cao thấp.[1]Ở trẻ sơ sinh có thể có lượng đường trong máu thấp hoặc dương vật siêu nhỏ.[2] Ở người trưởng thành có thể bị giảm khối lượng cơ bắp, mức cholesterol cao hoặc mật độ xương kém.[1]GHD có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải khi lớn hơn.[1] Nguyên nhân có thể bao gồm di truyền, chấn thương, nhiễm trùng, khối u hoặc xạ trị.[2] Các gen có thể liên quan gồm có hormone tăng trưởng số 1 (GH1), GHRHR hoặc Bruton tyrosine kinase (BTK).[3] Trong số đó có một phần ba trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.[2]Cơ chế cơ bản thường liên quan đến các vấn đề thuộc tuyến yên.[2] Một số trường hợp có liên quan đến việc thiếu hormone tuyến yên khác, trong trường hợp đó được gọi là thiếu hụt hormone tuyến yên kết hợp.[4] Chẩn đoán liên quan đến xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tăng trưởng.[2]Điều trị bằng cách thay thế hormone tăng trưởng..[1] Tần suất của tình trạng này chưa có kết luận rõ ràng.[2] Phần lớn các trường hợp được phát hiện ban đầu ở trẻ em.[1] Các dạng di truyền được ước tính ảnh hưởng đến khoảng 1/7.000 người.[3] Hầu hết các dạng xảy ra ở cả nam và nữ mặc dù việc chẩn đoán mắc phải ở nam nhiều hơn.[2]

Thiếu_hormone_tăng_trưởng

Tần suất Chưa có bằng chứng rõ rằng [2]
Phương thức chẩn đoán Xét nghiệm máu để kiểm tra hormone tăng trưởng[2]
Nguyên nhân Không đủ hormone tăng trưởng[3]
Khoa Nội tiết
Đồng nghĩa Hội chứng lùn tuyến yên
Tình trạng tương tự Nhỏ so với tuổi thai, hội chứng Turner, hội chứng Noonan, hội chứng Prader-Willi [2]
Biến chứng Lượng đường trong máu thấp, mức cholesterol cao, mật độ xương kém[1][2]
Triệu chứng Chiều cao thấp [1]
Điều trị Thay thế hormone tăng trưởng[1]
Các kiểu Bẩm sinh, mắc phải[1]
Các yếu tố nguy cơ Di truyền học, chấn thương, nhiễm trùng, khối u, xạ trị[2]