Thi_Hương
Thi_Hương

Thi_Hương

Thi Hương là một khoa thi liên tỉnh, theo lệ 3 năm tổ chức 1 lần về nho học do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng và bổ nhiệm làm quan. Sau khi đỗ Cống sĩ thì năm sau mới được dự thi kỳ thi cao cấp hơn là thi Hội, và nếu đậu thi Hội sẽ vào xếp hạng Tiến sĩ khi thi Đình.Thi Hương được tổ chức tại các trường thi, nhiều tỉnh thi chung 1 trường, chẳng hạn khoa thi năm 1813 tại trường Quảng Đức có 8 tỉnh-chỉ lấy đỗ 9 người[2]. Kỳ thi Hương gồm có 4 kỳ: Sĩ tử nào đậu kỳ Đệ Nhất sẽ được vào thi kỳ Đệ  Nhị, đậu kỳ Đệ Nhị sẽ được vào thi Kỳ  Đệ tam.... cho đến hết kỳ Đệ Tứ. Chấm thi kỳ Đệ Tứ xong, các quan Giám Khảo sẽ xếp  thứ tự từ cao xuống thấp. Sĩ tử đậu kỳ thi Hương (đậu 4 kỳ hay đậu tứ trường) sẽ phân thành 2 hạng: Cử nhânTú Tài.Do con số tốt nghiệp là do Triều Đình quy định hạn chế trước cho mỗi Trường Thi. Thông thường thì: 1 Cử nhân lấy 3 Tú tài. Quan trường chỉ có việc lấy đủ số do Triều Đình ấn định. Vì vậy mới có “danh xưng” "Cử nhân giật số" và người "giáp Tú Tài chót", trượt luôn...Đời Nhà Lê, thì sinh đậu kỳ thi Hương còn gọi là  "Hương Cống". Sĩ tử đậu Tú Tài còn được gọi là "Sinh Đồ" trong thời Nhà Lê, còn sau này thời nhà Nguyễn về sau đều gọi là Cử nhân cả.Chỉ có những Cử nhân mới được tham dự tiếp thi Hội. Các sĩ tử đi thi Hội ở Kinh đô sẽ được gọi là Cống sinh hay Cống sĩ.Ý nghĩa của các danh xưng: Cử nhân là tiến cử người tài,dâng người tài. Cống sĩ là kẻ sĩ được tiến cử.