Shōen
Shōen

Shōen

Một shōen (荘園 hoặc 庄園 (Trang ấp), shōen?) là một lãnh địa hoặc trang viên ở Nhật Bản thời phong kiến. Thuật ngữ này trong tiếng Nhật có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Hán thời nhà Đường.Shōen, từ khoảng thế kỷ thứ 8 đến cuối thế kỷ 15, mô tả bất kỳ lãnh địa tư nhân hay tự trị nào được hưởng đặc quyền miễn thuế. Điều này, thường làm suy yếu quyền lực chính trị và kinh tế của Thiên hoàng và góp phần vào sự phát triển của các gia tộc địa phương hùng mạnh. Các shōen được hình thành từ các khoản ruộng đất được giao cho các đền thờ Shintō hoặc nhà chùa Phật giáo hoặc do Thiên hoàng ban tặng cho các thành viên Hoàng gia hoặc quan chức. Khi những lãnh địa này phát triển, chúng trở nên độc lập với hệ thống hành chính dân sự và góp phần vào sự phát triển của một tầng lớp quân đội địa phương. Với việc thành lập Mạc phủ Kamakura, vào năm 1192, các quản gia được chỉ định tập trung đã làm suy yếu quyền lực của những địa chủ này. Hệ thống shōen đã biến mất vào khoảng giữa thế kỷ 15, khi các ngôi làng trở thành các đơn vị tự trị, nhờ lòng trung thành với một lãnh chúa phong kiến (daimyō), người đã chia lãnh thổ mà mình cai trị thành các thôn trang và thu thuế cố định.Sau sự suy tàn của hệ thống ritsuryō, một hệ thống phong kiến mới đã được phát triển. Các lãnh chúa đã trao một phần lợi tức (được gọi là shiki) cho các quan chức quyền lực hơn tại triều đình, để đổi lại đặc quyền miễn thuế và lật đổ chế độ quân điền bình đẳng kiểu Trung Quốc, theo đó đất được phân phối lại sau một khoảng thời gian nhất định. Vào thời kỳ Kamakura, một hệ thống đẳng cấp cao, gồm jitō, shugo, và shōgun đã được phát triển. Các shōen hoàn toàn tự do trước quyền lực từ phía chính phủ trung ương, do đó triều đình hầu như không có ảnh hưởng hoặc sự kiểm soát với những gì xảy ra trong ranh giới của shōen.Đến cuối thời kỳ Heian, hầu như tất cả các vùng đất của Nhật Bản đã trở thành shōen và tồn tại từ thời kỳ Chiến tranh Ōnin cho đến thời kỳ Sengoku.