Sao_lóe_sáng

Sao lóe sáng hay sao chớp sáng hoặc diệu tinh là một sao biến quang có thể trải qua sự gia tăng đáng kinh ngạc về độ sáng trong vài phút. Người ta tin rằng các lóe sáng trên các sao lóe sáng tương tự như các lóe sáng Mặt Trời ở chỗ chúng là do năng lượng từ tính được lưu trữ trong khí quyển của các ngôi sao. Sự tăng độ sáng là trên toàn phổ, từ tia X đến sóng vô tuyến. Những ngôi sao lóe sáng đầu tiên đã biết (V1396 CygniAT Microscopii) được phát hiện vào năm 1924.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, sao lóe sáng nổi tiếng nhất là UV Ceti, được phát hiện là lóe sáng lần đầu tiên vào năm 1948. Ngày nay, các ngôi sao lóe sáng tương tự được phân loại là sao biến quang loại UV Ceti (sử dụng viết tắt UV) trong các danh lục sao biến quang như Danh lục sao biến quang tổng quát.Hầu hết các ngôi sao lóe sáng là các sao lùn đỏ mờ, mặc dù nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các sao lùn nâu nhỏ hơn cũng có khả năng lóe sáng.[cần dẫn nguồn] Các sao biến quang RS Canum Venaticorum (RS CVn) lớn hơn cũng lóe sáng, nhưng người ta hiểu rằng những lóe sáng này là do sao đồng hành trong hệ thống sao đôi gây ra, khiến cho từ trường bị rối loạn. Ngoài ra, chín ngôi sao tương tự Mặt Trời cũng đã được nhìn thấy là trải qua các sự kiện lóe sáng[1] trước sự tràn ngập dữ liệu siêu lóe sáng từ đài thiên văn Kepler. Người ta đã đề xuất rằng cơ chế này là tương tự như các sao biến quang RS CVn ở chỗ các lóe sáng là do thiên thể đồng hành gây ra, cụ thể là một hành tinh giống như Sao Mộc trên quỹ đạo gần.[2]