Rạn_san_hô_Great_Barrier
Rạn_san_hô_Great_Barrier

Rạn_san_hô_Great_Barrier

Rạn san hô Great Barrier ("Đại Bảo Tiều" hoặc “Bờ Đá Lớn”) là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới,[1][2] bao gồm hơn 2.900 rạn san hô riêng rẽ[3] và 900 hòn đảo trải dài trên 2.300 kilômét (1.400 mi), với tổng diện tích 344.400 kilômét vuông (133.000 sq mi).[4][5] Nó nằm trên khu vực Biển San Hô, ngoài khơi bờ biển Queensland, đông bắc Úc. Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ và là cấu trúc đơn lớn nhất thế giới được tạo ra bởi các sinh vật sống.[6] Cấu trúc rạn san hô này được hình thành bởi hàng tỷ sinh vật nhỏ, được gọi là những polyp san hô.[7] Nó là môi trường sống của rất nhiều các loài động thực vật và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1981.[1][2] CNN đã gọi nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới.[8] Tổ chức Tín Quốc Queensland coi nó là biểu tượng của bang Queensland.[9]Phần lớn Rạn san hô này được bảo vệ bởi Công viên biển Rạn san hô Great Barrier nhằm hạn chế tác động của của con người đến hệ sinh thái nơi này như câu cá và du lịch. Những áp lực môi trường khác đối với rạn san hô và hệ sinh thái của nó bao gồm dòng chảy, biến đổi khí hậu và hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt, nạo vét bùn và bùng phát theo chu kỳ loài Sao biển gai.[10] Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2012 bởi Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, rạn san hô đã mất hơn một nửa lớp san hô kể từ năm 1985.[11]Rạn san hô này từ lâu đã được những người thổ dân châu Úc và các đảo Eo biển Torres biết đến và khai thác, là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của các nhóm người địa phương. Nó là một điểm đến rất phổ biến cho khách du lịch, đặc biệt là ở Quần đảo Whitsunday và khu vực Cairns. Du lịch là một hoạt động kinh tế quan trọng đối với khu vực, tạo doanh thu 3 tỷ Đô la Úc mỗi năm. Vào tháng 11 năm 2014, Google đã ra mắt Google Underwater Street View dưới dạng 3D của Rạn san hô Great Barrier.[12]Một báo cáo tháng 3 năm 2016 công bố rằng, hiện tượng tẩy trắng san hô đã lan rộng hơn so với dự tính trước đây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phần phía bắc của rạn san hô do nhiệt độ đại dương nóng lên.[13] Vào tháng 10 năm 2016, tạp chí Outside xuất bản bài nói về việc rạn san hô đã chết,[14], tuy nhiên nó đã bị chỉ trích là quá sớm và khiến cản trở những nỗ lực giúp phục hồi rạn san hô.[15] Vào tháng 3 năm 2017, tạp chí Nature đã xuất bản một bài báo cho thấy một khu vực rộng lớn dài 800 km (500 dặm) ở phía bắc của rạn san hô đã chết trong năm 2016 do nhiệt độ nước tăng cao, một sự kiện mà các tác giả đưa ra những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.[16] Tỷ lệ san hô con được sinh ra ở Great Barrier giảm mạnh vào năm 2018 và các nhà khoa học đang mô tả đây là giai đoạn đầu của "sự kiện chọn lọc tự nhiên khổng lồ". Nhiều san hô trưởng thành và sinh sản đã chết trong các sự kiện tẩy trắng năm 2016-17 dẫn đến tỷ lệ sinh mới san hô thấp.[17]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rạn_san_hô_Great_Barrier http://www.news.com.au/story/0,10117,21141105-1702... http://www.smh.com.au/environment/great-barrier-re... http://www.150.theage.com.au/view_bestofarticle.as... http://www.csiro.au/news/ps19x.html http://www.aims.gov.au/docs/projectnet/how-the-gbr... http://www.aims.gov.au/pages/research/reef-monitor... http://www.deh.gov.au/coasts/publications/gbr-mari... http://environment.gov.au/heritage/places/world/gr... http://www.environment.gov.au/heritage/places/worl... http://www.ga.gov.au/media/releases/2002/101313345...