Quốc_hội_Vương_quốc_Liên_hiệp_Anh_và_Bắc_Ireland
Quốc_hội_Vương_quốc_Liên_hiệp_Anh_và_Bắc_Ireland

Quốc_hội_Vương_quốc_Liên_hiệp_Anh_và_Bắc_Ireland

Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là thiết chế lập pháp tối cao của Anh Quốc và các lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh. Quốc hội là thiết chế duy nhất có quyền lực tối thượng trên tất cả thiết chế chính trị khác trong nước Anh và các lãnh thổ hải ngoại, đứng đầu là quốc vương, hiện là Nữ hoàng Elizabeth II.Áp dụng mô hình lưỡng viện, Quốc hội Anh có thượng viện, gọi là Viện Quý tộc (House of Lords), và hạ viện, gọi là Viện Thứ dân (House of Commons).[1] Quốc trưởng (hiện nay là Nữ hoàng) là thành phần thứ ba của Quốc hội.[2] Thành viên Viện Quý tộc bao gồm hai giới khác nhau: Nghị viên Tâm linh (các Giám mục thâm niên của Giáo hội Anh), và Nghị viên Thế tục (các quý tộc được phong tước vị), được bổ nhiệm bởi Quốc trưởng theo đề nghị của Thủ tướng.[3] Viện Thứ dân là một thiết chế dân cử, các thành viên được bầu chọn qua các cuộc tuyển cử tổ chức ít nhất năm năm một lần.[4] Có hai phòng họp riêng biệt dành cho hai viện trong khuôn viên Điện WestminsterLuân Đôn. Theo quy định của hiến pháp, tất cả bộ trưởng chính phủ, kể cả Thủ tướng, phải là thành viên Viện Thứ dân hoặc Viện Quý tộc để họ phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan lập pháp.Quốc hội Anh thành lập từ năm 1707 sau khi Nghị viện Anh và Nghị viện Scotland phê chuẩn Đạo luật Thống nhất năm 1707. Trong thực tế, Quốc hội Anh là Nghị viện Anh cộng thêm các nghị sĩ và quý tộc Scotland. Nghị viện Anh là một biến thể từ các hội đồng trung cổ thời kỳ đầu, có nhiệm vụ tư vấn cho các vua chúa Anh.[5] Xứ Anh vẫn được mệnh danh là "mẹ của các nghị viện",[6] các định chế dân chủ của nó đã thiết lập hệ thống chuẩn mực cho nhiều nền dân chủ trên khắp thế giới,[7] và Quốc hội Anh là thiết chế lập pháp lớn nhất trong số các nước nói tiếng Anh trên thế giới.[8] Theo lý thuyết, quyền lực lập pháp tối cao thuộc Nữ hoàng-tại-Quốc hội, trong thực tế, quyền lực được trao cho Viện Thứ dân; Quốc vương chỉ hành động theo yêu cầu của Thủ tướng, trong khi quyền lực của Viện Quý tộc bị hạn chế.[9]

Quốc_hội_Vương_quốc_Liên_hiệp_Anh_và_Bắc_Ireland

Các viện Viện Quý tộc
Viện Thứ dân
Mô hình Lưỡng viện
Viện Quý tộc Các chính đảng Lao động, Bảo thủ, Cross Benchers, Dân chủ Tự do, Quý tộc Tâm linh, Độc lập, Các nhà Quý tộc không đảng phái
Chủ tịch viện Thứ dân Sir Lindsay Hoyle,
từ 4 tháng 11 năm 2019
Chủ tịch viện Quý tộc Norman, Lord Fowler,
từ 1 tháng 9 năm 2016
Hoàng gia Elizabeth II,
từ 6 tháng 2 năm 1952
Số nghị sĩ 1.495
845 Quý tộc
650 Dân biểu
Viện Thứ dân Bầu cử vừa qua 8 tháng 5 năm 2017
Viện Thứ dân Các chính đảng Lao động, Bảo thủ, Tự do Dân chủ, Dân chủ Liên hiệp, Dân tộc Scotland, Plaid Cymru, Sinn Féin, Dân chủ Xã hội và Lao động, Liên hiệp Ulster, Liên minh Thống nhất, Độc lập
Thủ tướng Boris Johnson, Bảo thủ
từ 24 tháng 4 năm 2019