Phật_giáo_Campuchia

Phật giáo tại Campuchia (tiếng Khmer: ព្រះពុទ្ធសាសនានៅកម្ពុជា) đã tồn tại từ ít nhất là vào thế kỷ thứ 5. Ở dạng sớm nhất, nó là một loại Phật giáo Đại thừa. Ngày nay, hình thức chủ yếu của Phật giáo ở Campuchia là Phật giáo Nguyên thủy. Nó được ghi trong hiến pháp Campuchia là tôn giáo chính thức của đất nước này. Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo cấp nhà nước của Campuchia từ thế kỷ 13 (trừ thời Khmer Đỏ). Tính đến năm 2013[cập nhật] người ta ước tính rằng 97,9% dân số Campuchia theo đạo Phật.[1][2]Lịch sử Phật giáo ở Campuchia trải dài trên nhiều vương quốc và đế chế kế tiếp nhau. Phật giáo vào Campuchia qua hai luồng khác nhau. Các hình thức sớm nhất của Phật giáo, cùng với ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, đã vào Vương quốc Phù Nam với các thương nhân Ấn độ giáo. Trong lịch sử sau này, một dòng Phật giáo thứ hai đã đi vào văn hóa Khmer trong thời đế chế Angkor khi Campuchia tiếp thu các truyền thống Phật giáo khác nhau của các vương quốc Mon của DvaravatiHaripunchai.Trong một nghìn năm đầu tiên của lịch sử Khmer, Campuchia đã được cai trị bởi một loạt các vị vua Ấn giáo và thỉnh thoảng với một vị vua Phật giáo, chẳng hạn như Jayavarman I của Funan, Jayavarman VII, người đã trở thành một người theo Phật giáo Đại thừa và Suryavarman I. Một loạt các truyền thống Phật giáo cùng tồn tại trong hòa bình trên khắp các vùng đất Campuchia, dưới sự bảo trợ của các vị vua Ấn giáo và các vương quốc Mon-Theravada lân cận.