Phiến_đất_sét
Phiến_đất_sét

Phiến_đất_sét

Cận Đông cổ đại, phiến đất sét (tiếng Akkad ṭuppu (m) 𒁾)[1] được sử dụng như một phương tiện để viết, đặc biệt là bằng chữ hình nêm, trong suốt Thời đại đồ đồng và sang đến Thời đại đồ sắt.Các kí tự chữ hình nền được viết trên một tấm đất sét ướt bằng dùi nhọn, thường làm từ cây sậy. Sau khi viết xong, một số phiến đất sét được hong khô tự nhiên nên rất dễ vỡ, nếu cần thì có thể nhúng ướt để làm thành một phiến đất sét mới. Một số khác thì được nung trong (hoặc có thể ngẫu nhiên bị nung khi các tòa nhà bị cháy hoặc bị đốt phá), trở nên cứng và bền hơn. Bộ sưu tập các tài liệu viết trên đất sét này tạo thành những kho lưu trữ cổ nhất, là nền móng của các thư viện đầu tiên xuất hiện. Hàng ngàn phiến đất sét có ghi chép, bao gồm nhiều mảnh vỡ, đã được tìm thấy trên khắp Trung Đông.[2][3]Trong các nền văn minh Minos/Mycenae, các ghi chép trên phiến đất sét còn tồn tại chủ yếu là dùng cho việc kế toán. Một số phiến đất sét có vai trò là nhãn mác với hình giỏ đan liễu gai ở gáy và một số để ghi chép tóm tắt tài khoản hàng năm cho thấy một hệ thống kế toán tinh vi. Trong khu vực văn hóa này, các phiến đất sét không bao giờ được nung một cách có chủ ý, vì đất sét sẽ được làm sạch và tái sử dụng mỗi năm. Tuy nhiên, có một số phiến ngẫu nhiên bị "nung" do gặp phải hỏa hoạn. Phần lớn còn lại vẫn là những phiến đất sét chưa nung cực kỳ dễ vỡ.