Nội_các_Singapore
Nội_các_Singapore

Nội_các_Singapore

Chính phủ (nhánh Hành pháp) Singapore gồm Tổng thống SingaporeNội các Singapore. Nội các được lãnh đạo bởi Thủ tướng Singapore, tức người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng là thành viên của Nghị viện, được bổ nhiệm do Tổng thống chọn một người mà theo quan điểm của Tổng thống có thể nhận được đa số sự tín nhiệm của Nghị viện Singapore. Các thành viên khác của Nội các là các Bộ trưởng, là thành viên của Nghị viện do Tổng thống chỉ định theo đề nghị của Thủ tướng. Thành viên Nội các đều bị cấm đảm nhiệm chức vụ bất kỳ văn phòng có lợi nhuận hay tích cực tham gia trong bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào.Nội các thường chỉ đạo và kiểm soát Chính phủ và chịu trách nhiệm tập thể với Nghị viện. Nó cũng có ảnh hưởng đáng kể đối với việc lập pháp. Các Bộ trưởng có thể do Thủ tướng chỉ định để phụ trách các Bộ đặc biệt, hoặc là Bộ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng. Các bộ trưởng của Singapore nằm trong số những người được trả lương cao nhất trên thế giới. Trước khi đánh giá mức lương năm 2011, mức lương hàng năm của Thủ tướng Chính phủ là 3,07 triệu đô la Singapore, trong khi mức lương của các viên chức cấp bộ từ khoảng 1,58 triệu đô la Singapore đến 2,37 triệu đô la Singapore.[1] Vào ngày 21 tháng 5 năm 2011, một ủy ban được Thủ tướng bổ nhiệm để xem xét mức lương của Thủ tướng cũng như Tổng thống, những người chính trị viên được bổ nhiệm, và các nghị sĩ[2]. Sau cuộc thảo luận về đề xuất giảm tiền lương của ủy ban và được Nghị viên thông qua sau đó, mức lương của Thủ tướng đã giảm 36% (bao gồm cả việc cắt giảm lương hưu) xuống 2,2 triệu đô la Singapore (khoảng 1,7 triệu đô la Mỹ)[1]. Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn là nhà lãnh đạo chính trị được trả cao nhất trên thế giới[3].Tiền thân của Nội các là Hội đồng điều hành Các khu định cư Eo biển vào năm 1877 để tư vấn cho Thống đốc của Các khu định cư Eo biển. Nó không có quyền hành pháp. Năm 1955, một Hội đồng Bộ trưởng đã được thành lập, bao gồm ba thành viên chính thức và sáu thành viên chỉ định bởi Hội đồng Lập pháp Singapore, do Thống đốc bổ nhiệm theo đề xuất của Lãnh đạo Hạ viện. Sau cuộc tổng tuyển cử năm đó, David Saul Marshall trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore. Các cuộc thảo luận về hiến pháp giữa các đại diện Hội đồng Lập pháp và Văn phòng Thuộc địa được tổ chức từ năm 1956 đến năm 1958 và Singapore đã có được chính quyền nội bộ đầy đủ vào năm 1959. Thống đốc thay thế là Yang di-Pertuan Negara, có quyền bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng - là người có khả năng chỉ huy thẩm quyền của Hội đồng và các Bộ trưởng khác của Nội các về đề nghị của Thủ tướng. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân đã giành được quyền lực với 43 trong số 51 ghế trong Quốc hội và Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore. Ngành hành pháp của Chính phủ Singapore không thay đổi sau khi Singapore sáp nhập với Malaysia vào năm 1963, và sau đó độc lập năm 1965.Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2011, cuộc cải tổ nội các diễn ra vào ngày 21 tháng 5 năm 2011. Lim Hng Kiang và Lim Swee Say vẫn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công thương và Văn phòng Thủ tướng tương ứng, trong khi các Bộ trưởng 11 bộ còn lại được bổ nhiệm mới. Heng Swee Keat và Chan Chun Sing, từng được bầu vào Nghị viện Singapore lần đầu tiên, lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Quyền Bộ trưởng Bộ Phát triển Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao.