Ngựa_Shire
Ngựa_Shire

Ngựa_Shire

Ngựa Shire là một giống ngựa có nguồn gốc từ nước Anh. Chúng là giống ngựa dòng đại, có kích thước to lớn, vạm vỡ. Trong tiếng Anh thì từ ngựa Shire có nghĩa đen là ngựa thồ, và Shire cũng có thể hiểu là một dòng ngựa (dòng vật nuôi). Chúng được phân loại là nhóm ngựa kéo xe (theo BRE), chúng cũng có một dòng riêng thuộc nhóm ngựa giống lùn (theo AME). Giống ngựa này được biết đến với ngoại hình to lớn và đa dạng về sắc màu, bao gồm các màu lông ngựa chủ đạo gồm màu đen (hắc mã), màu nâu đậm và đôi khi là màu xám (ngựa xám). Chúng là một giống ngựa cao lớn, một con ngựa cái khi đứng cao tới 64 inches (163 cm) và con ngựa đực giống còn cao hơn, số đo khi đứng cao tới 68 inches (173 cm) và đôi khi còn hơn. Giống ngựa kéo này có ưu điểm là sức vóc mạnh mẽ, cho công suất rất lớn khi đo cân kéo, và nhiều con ngựa Shire đã được Tổ chức kỷ lục thế giới ghi nhận kỷ lục là giống ngựa lớn nhất và giống ngựa có chiều cao nhất (ghi nhận vào thời điểm khác nhau). Trong suốt lịch sử giống, những con ngựa Shire đã được nhân nuôi rộng rãi dùng cho việc cung cấp sức kéo, chúng hay được dùng để kéo toa xe chở bia cung cấp cho khách hàng và cho đến ngày nay, người ta vẫn sử dụng chúng để làm công việc này. Thời hiện đại, giống ngựa Shire cũng được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp (kéo gỗ), giao thông vận tải (kéo các Sà lan từ bờ) và giải trí (cưỡi ngựa thể thao). Năm 1878, Hiệp hội ngựa Shire đã được thành lập (là tổ chức tập hợp những người quan tâm đến giống ngựa Shire), và Sổ đăng ký giống của ngựa Shire đã được lập để quản lý dòng giống, phả hệ của chúng[1] sau đó được nhân rộng với sự khởi đầu Hiệp hội ngựa Shire ở Mỹ vào năm 1885. Bên ngoài Vương quốc Anh, có các hiệp hội đăng ký và nhân giống ngựa Shire ở Úc, Hoa Kỳ[2]Canada. Giống ngựa này đã được xuất khẩu từ Anh sang Mỹ với số lượng lớn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuy nhiên do quá trình cơ giới hóa ngày càng gia tăng, nhu cầu sức kéo của động vật giảm xuống dẫn đến số lượng ngựa xuất khẩu đã giảm xuống đến mức thấp trong năm 1950 và những năm 60 của thế kỷ XX, thậm chí có những thời điểm vào năm 1970, giống ngựa này còn được tổ chức Rare Breeds Survival Trust (Quỹ bảo tồn giống vật nuôi quy hiếm) phân loại là nguy cấp (at risk), trải qua nhiều năm sau đó hoạt động này bắt đầu tăng trở lại trong năm 1970 và tiếp diễn sau đó dù số lượng này vẫn được coi là đang có mức độ quan trọng về tính bảo tồn của giống ngựa thuần chủng vì vẫn ngày càng ít đi so với thời kỳ đỉnh cao của chúng, trong công tác bảo tồn giống, đã có nhiều hiệp hội giống và những người quan tâm, yêu thích giống ngựa cổ xưa này đã có những cố gắng trong việc bảo tồn giống ngựa này.