Nghệ_thuật_gấp_giấy_Trung_Quốc
Nghệ_thuật_gấp_giấy_Trung_Quốc

Nghệ_thuật_gấp_giấy_Trung_Quốc

Nghệ thuật gấp giấy Trung Quốc hay chiết chỉ (tiếng Trung: 摺紙; bính âm: zhézhǐ) là nghệ thuật gấp giấy bắt nguồn từ Trung Quốc thời cổ đại.Tác phẩm của nghệ sĩ giấy Nhật Bản thế kỷ 20, Akira Yoshizawa đã phổ biến rộng rãi từ "origami" của Nhật Bản; tuy nhiên ở Trung Quốc và các khu vực Hoa ngữ khác, nghệ thuật này được gọi bằng tên tiếng Trung là "chiết chỉ". Cách gấp giấy truyền thống của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các đồ vật như thuyền hoặc mũ hơn là các động vật và hoa của Origami Nhật Bản. Một sự đổi mới được biết đến gần đây nhất là từ những người bản địa vượt biên trên con tàu Golden Venture chở 286 người Hoa, đa số là người huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến đã đụng phải đá ngầm, chìm ở ngoài khơi Queens, thành phố New York. Trên đó, các đồ vật lớn mang tính biểu trung được làm từ giấy gấp dạng mô đun từ nhiều mảnh nhỏ xếp lại.