Mạc_Phúc_Đăng

Mạc Phúc Đăng (chữ Hán: 莫福登; 1541 – ?), là một hoàng tử sống vào giữa thế kỉ 16, là con của vua Hiến Tông Mạc Phúc Hải với một thứ phi tên Bùi Thị Ban trong lịch sử Việt Nam. Chính sử không ghi chép nhiều về Mạc Phúc Đăng, và ông được xem là thủy tổ của dòng họ Bùi Trần ở xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ngày nay.Năm 1546, Mạc Hiến Tông băng hà, con trưởng là Mạc Phúc Nguyên lên ngôi khi còn nhỏ tuổi. Bấy giờ trong triều, tướng Phạm Tử Nghi có ý muốn đưa Mạc Chính Trung lên ngôi (Chính Trung là chú của Hiến Tông, tức vai ông của Phúc Nguyên) nhưng không được Mạc Kính Điển (em của Hiến Tông) cùng Thái sư Nguyễn Kính chấp thuận. Tử Nghi sinh lòng phản trắc, đem quân chống phá triều đình.Trong khoảng thời gian biến loạn này, hoàng tử Mạc Phúc Đăng lúc đó mới 5 tuổi được thứ phi Bùi Thị Ban đưa về lánh nạn ở thôn Quất Động, huyện Thượng Phúc, trấn Sơn Nam (nay thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội), cũng chính là quê của thứ phi. Tại đây, Mạc Phúc Đăng sinh con là Mạc Phúc Đồ.Sau khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, Mạc Phúc Đăng lên Cao Bằng giúp Mạc Kính Cung khôi phục nhà Mạc.Sau vì tuổi cao, Phúc Đăng trở về Quất Động và cải sang họ mẹ là họ Bùi, con cháu sau này ghép thêm họ Trần bên ngoại thành Bùi Trần[1], nhằm tránh sự truy lùng gắt gao của triều đình[2][3].Sau hậu duệ của Mạc Phúc Đăng là Bùi Quốc Khái (tự Trần Khái) sinh năm Bính Ngọ (1606) đỗ Tiến sĩ năm Đinh Sửu (1637), được cử đi sứ Trung Quốc năm 1546. Do có công lao nên ông được vua Lê ban quốc tính và đổi là Lê Công Hành. Trong thời gian đi sứ Trung Quốc, Bùi Quốc Khái đã học được nghề thêu, nghề lọng. Khi trở về nước ông đã dạy lại nghề cho dân làng Quất Động và các lang xung quanh. Ông được tôn vinh là "Ông tổ nghề thêu, lọng" của Việt Nam.