Mêtric_Schwarzschild
Mêtric_Schwarzschild

Mêtric_Schwarzschild

Trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, mêtric Schwarzschild (hay nghiệm Schwarzschild, chân không Schwarzschild), mang tên của Karl Schwarzschild, miêu tả trường hấp dẫn bên ngoài khối vật chất không quay, trung hòa điện, như các sao (không quay), hành tinh, sao neutron hay lỗ đen. Nó cũng là mêtric miêu tả xấp xỉ trường hấp dẫn của vật thể quay khá chậm như Trái Đất hay Mặt Trời. Mêtric Schwarzschild là nghiệm của phương trình chân không Einstein với hằng số vũ trụ học có giá trị bằng 0.[1]Theo định lý Birkhoff, nghiệm Schwarzschild là nghiệm có tính đối xứng cầu tổng quát nhất, của phương trình trường Einstein trong chân không (nơi không có vật chất). Lỗ đen Schwarzschild hay lỗ đen tĩnh là một loại lỗ đen không có điện tíchmômen động lượng. Lỗ đen Schwarzschild miêu tả bởi mêtric Schwarzschild, và nó không khác một lỗ đen Schwarzschild khác ngoại trừ khối lượng giữa chúng.[2]Lỗ đen Schwarzschild đặc trưng bởi bề mặt toán học dạng cầu bao quanh nó, gọi là chân trời sự kiện, xác định tại bán kính Schwarzschild, mà theo định nghĩa là bán kính của lỗ đen. Bất kỳ vật thể không quay và trung hòa điện nhỏ hơn bán kính Schwarzschild có khả năng hình thành lên lỗ đen. Nghiệm của phương trình trường Einstein áp dụng cho mọi khối lượng M, do vậy về nguyên lý (theo thuyết tương đối tổng quát) tồn tại lỗ đen Schwarzschild với khối lượng bất kỳ nếu điều kiện cho phép chúng hình thành.[3]Bốn nghiệm chính xác miêu tả lỗ đen của phương trình chân không Einstein được tổng hợp lại bảng sau:với Q là điện tích của vật thể và J là mômen động lượng quay của nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mêtric_Schwarzschild http://astroreview.com/issue/2012/article/black-ho... http://books.google.com/?id=QagG_KI7Ll8C http://books.google.com/books?id=2q5Rdjn0qfgC&lpg=... http://books.google.com/books?id=9S-hzg6-moYC http://books.google.com/books?id=r_l5AK9DdXsC&lpg=... http://www.scribd.com/doc/25310028/schwarzschild-1... http://pancake.uchicago.edu/~carroll/notes/ http://arxiv.org/abs/0709.2257 //arxiv.org/abs/astro-ph/9912320v1 http://arxiv.org/abs/physics/9905030