Lê_Tuấn

Lê Tuấn (chữ Hán: 黎峻, 1818[1]- 1874) là một đại thần nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Kinh lược sứ Bắc Kỳ, Chánh sứ ký hòa ước với Pháp năm 1874 (Giáp Tuất, Tự Đức năm thứ 27).Lê Tuấn là người huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, thi đậu Hoàng giáp khoa thi Đình Quý Sửu - 1853, đời vua Tự Đức.Ông từng làm Thượng thư bộ Hình, Kinh lược sứ Bắc Kỳ. Ông cùng với Hoàng Tá Viêm soạn tập tâu nhận định toàn diện về các tỉnh biên giới phía Bắc được vua Tự Đức đánh giá cao.Năm 1873, vua Tự Đức triệu tập làm Chánh sứ Sứ bộ sang Tây cùng Nguyễn Văn Tường (tạm mang hàm tham tri), Nguyễn Tăng Doãn (hồng lô tự khanh, sung làm tham biện). Sứ bộ vào Gia Định hội đàm với toàn quyền đại thần Pháp Dupré để định hòa ước trước, rồi sau đó sẽ sang Pháp.Vào đến Gia Định thì ông bị ốm, bệnh hầu tì tái phát. Vua Tự Đức sai thầy thuốc đến chữa, sai trung sứ mang thuốc vào. Lê Tuấn xin đổi người làm chánh sứ nhưng vua Tự Đức không đồng ý.Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Hòa ước năm Giáp tuất 1874 (Tự Đức năm thứ 27) do Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường và toàn quyền đại thần làm khâm sai cho quốc trưởng Pháp là Dupré, tổng thống Nam Kỳ thủy lục quân dân đại nguyên soái, cùng bàn định và ký tên.Lê Tuấn qua đời lúc 3 giờ sáng 17 ngày 3 năm 1874Gia Định, chỉ hai ngày sau khi ký hòa ước. Theo sử sách của triều Nguyễn thì Lê Tuấn chết vì bệnh hầu tì. Tuy nhiên sử gia Trần Văn Giàu cho biết Lê Tuấn sau khi ký hòa ước vì quá uất hận nên uống thuốc độc tự vẫn. (Chống xâm lăng – Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1898).[2]Ngày 6-4-1874, chuẩn đô đốc Pháp Krantz thay thế Dupré đã đưa tàu thủy hộ tống linh cữu của ông và sứ bộ về Huế. Vua ra dụ thương tiếc, truy tặng chức hàm và sai hoàng tử trưởng Ưng Chân đến tế linh cữu Lê Tuấn.