Long_Xuyên,_Bình_Giang
Long_Xuyên,_Bình_Giang

Long_Xuyên,_Bình_Giang

1. Vị trí- Xã Long Xuyên là một trong 18 xã, thị trấn của huyện Bình giang- Mã đơn vị hành chính: 10963- Gồm có 3 thôn: Thôn Cậy (Thị tứ Cậy, Phố Cậy, tên xưa là Làng Kệ Gián), Thôn Bá Thủy, Thôn Bá Hợp (Năm 2019, hợp nhất 2 thôn Bá Đoạt và Hợp Lẽ thành thôn Bá Hợp)Với 10 đội sản xuất2. Địa lýLong Xuyên nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bình Giang, diện tích tự nhiên là 5,28 km². Phía Bắc xã Cẩm Đông và Cẩm Đoài - huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp xã Hồng Khê, phía Đông giáp xã Trùng Khánh - huyện Gia Lộc, phía Tây giáp xã Hùng Thắng, Tân ViệtHai mặt xã Long Xuyên (phía Bắc và phía Đông) đều có sông: sông Kẻ Sặt (sông Bắc Hưng Hải).Là điểm giao của hai con đường ĐT 39C và ĐT 194A, cách quốc lộ 5A khoảng 4 Km về phía Bắc.Cách huyện lỵ (TT. Kẻ Sặt) 8 Km về phía Tây BắcCách tỉnh lỵ (Thành phố Hải Dương) 15 Km về phía Đông Bắc.Cách thủ đô Hà Nội 50 Km về phía Tây Bắc (đường 5A).3. Kinh tếLong Xuyên có tổng diện tích tự nhiên 536,44 ha (trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 372,92 ha, đất phi nông nghiệp là 163,52 ha). Toàn xã có 2.123 hộ gia đình với tổng số 7313 nhân khẩu.Đến với Long Xuyên phải nói đến làng nghề truyền thống gốm sứ Cậy. Cùng với các làng gốm Thổ Hà, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông Triều, Bát Tràng…, gốm Cậy là làng nghề thủ công truyền thống lâu đời có một trình độ nghệ thuật cao, tạo được một dòng gốm men riêng biệt, làm phong phú gốm Việt Nam. Sản phẩm gốm ở Cậy cũng rất đa dạng. Nào bát, đĩa, ấm, chén, bình hoa... Nhưng đặc biệt là có loại gạch lớn được nung rất khéo. Gạch này vốn là bao thơi của gốm. Gạch của làng Cậy chín già, có kích thước lớn, thường được dùng làm chân kê cột đình, cột chùa và lát các lối đi trong đền, đình rất đẹp.Theo một số tư liệu, gốm Cậy đã từng chiếm được thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại, ở Bảo tàng Cổ vật Topkápu Sarêgi tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có lưu giữ một bình gốm hoa lam của làng Cậy. Bình gốm này cao 66 cm, chân tròn như quả bí đỏ, cổ thẳng và cao, hơi loe miệng. Sườn và đáy lọ trang trí hoa dây. Thân lọ có 13 chữ “Hán Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút”. Tạm dịch: Năm Thái Hòa thứ tám (1450) tại châu Nam Sách, thợ gốm Bùi Thị Hý vẽ.Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các ngành nghề kinh tế ở Long Xuyên đang phát triển mạnh mẽ điển hình là nghề xay sát lúa gạo, nghề vận tải… tạo công việc cho lao động tại địa phương, từng bước đưa Long Xuyên ngày một giàu đẹp.4. Văn hóaa. Lễ hội đền - chùa Cậy (10-15/2 âm lịch) được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 20/7/1994            Lễ hội truyền thống làng Cậy được diễn ra vào tháng 2 và tháng 9. Lễ hội chính từ 10-15/2 (âm lịch) là ngày sinh Đức Thành hoàng làng Bảo Phúc Đại vương, người đã có công giúp vua Hùng dẹp tan giặc Thục.            Lễ hội Đền Cậy, ngoài các nghi thức truyền thống: Tế, lễ, rước như mọi địa phương khác, phần hội còn có các hoạt động thể thao truyền thống mang đặc tính của vùng quê sông nước. Đó là hội thi bơi thuyền chải được tổ chức trên sông Sặt, đoạn qua làng Cậy (Trước đây thường tổ chức vào dịp 10/3 nhưng sau đó được địa phương đưa vào chương trình hoạt động lễ hội để tiện cho công tác tổ chức, đỡ tốn kém kinh phí, thời gian, làm phong phú thêm cho nội dung lễ hội và tạo nên nét đặc trưng riêng của lễ hội Đền, chùa Cậy. Ngoài ra trong lễ hội còn có các môn thể thao truyền thống khác như: Cờ người, Bịt mắt đập niêu, Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Đi cầu Kiều,... Các môn thể thao hiện đại như: Bóng bàn, Cầu lông, Bóng đá...nguyenthuycali85@gmail.comLong XuyênLong Xuyên là một thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.Xã Long Xuyên có diện tích 5,28 km², dân số năm 1999 là 5972 người,[1] mật độ dân số đạt 1131 người/km².

Long_Xuyên,_Bình_Giang

Huyện Bình Giang
Tổng cộng 5972 người[1]
Diện tích 5,28 km²[1]
Mật độ 1131 người/km²
Tỉnh Hải Dương
Mã hành chính 10963[1]
Vị trí Long Xuyên trên bản đồ Việt Nam
Vị trí Long Xuyên trên bản đồ Việt Nam
Long Xuyên