Leda_(vệ_tinh)

Leda (/ˈliːdə/ LEE-dəLEE-də; tiếng Hy Lạp: Λήδα), còn được biết tới với cái tên là Jupiter XIII, là một vệ tinh dị hình của Sao Mộc chuyển động cùng hướng với Sao Mộc. Nó được phát hiện bởi Charles T. Kowal tại Đài thiên văn Palomar vào ngày 14 tháng 9 năm 1974, sau ba đêm quan sát và chụp ảnh liên tục (từ 11 đến 13 tháng 9; Leda xuất hiện trong cả ba đêm đó).[4] Nó được đặt tên theo nữ thần Leda, là người tình của thần Zeus, tượng trưng cho Sao Mộc trong thần thoại Hy Lạp (người đã đến với cô trong hình dạng một con thiên nga). Kowal đề xuất đặt theo tên đó và đã được IAU chứng nhận vào năm 1975.[5]Leda thuộc nhóm Himalia, 5 vệ tinh có quỹ đạo trong khoảng 11 đến 13 Gm tính từ sao Mộc với độ nghiêng khoảng 27,5. Những thông số quỹ đạo nêu trên được tính tới tháng 1 năm 2000, nhưng nó vẫn tiếp tục thay đổi do sự nhiễu loạn Mặt Trời và hành tinh.

Leda_(vệ_tinh)

Suất phản chiếu 0.04 (giả sử)
Bán kính trung bình 10 km
Độ lệch tâm 0,16[2]
Thể tích ~4200 km3
Vệ tinh của sao Mộc
Hấp dẫn bề mặt ~0,0073 m/s2 (0,001 g)
Khám phá bởi Charles T. Kowal
Tốc độ vũ trụ cấp 1 3,4 km/s
Cấp sao biểu kiến 20,2[3]
Khối lượng 1,1×1016 kg
Tính từ Ledean
Độ nghiêng quỹ đạo 27,46° (so với Hoàng đạo)
29,01° (so với xích đạo của sao Mộc)[2]
Mật độ khối lượng thể tích 2,6 g/cm3 (giả sử)
Nhiệt độ ~-149 C
Diện tích bề mặt ~1250 km2
Chu kỳ quỹ đạo 240,92 d (0,654 a)[2]
Bán kính 11.160.000 km[2]
Tốc độ vũ trụ cấp 2 ~0.012 km/s
Ngày phát hiện 11 tháng 9 năm 1974[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Leda_(vệ_tinh) http://brendahiatt.com/brendas-books/teen-fiction/... http://solarviews.com/eng/leda.htm http://home.dtm.ciw.edu/users/sheppard/satellites/... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/AJ.../0080//0... http://adsabs.harvard.edu/abs/1975AJ.....80..460K http://adsabs.harvard.edu/abs/2000AJ....120.2679J http://www.cbat.eps.harvard.edu/iauc/02700/02702.h... http://www.cbat.eps.harvard.edu/iauc/02800/02846.h... http://solarsystem.nasa.gov http://solarsystem.nasa.gov/planets/leda