Kỳ_phân_Tá_lĩnh
Kỳ_phân_Tá_lĩnh

Kỳ_phân_Tá_lĩnh

Kỳ phân Tá lĩnh hạ nhân (chữ Hán: 旗分佐领下人; tiếng Mãn: ᡤᡡᠰᠠ
ᠨᡳᡵᡠᡳ
ᡥᠠᡵᠠᠩᡤᠠ, Möllendorff: gūsa nirui harangga, Abkai: gvsa nirui harangga), còn được gọi là Ngoại Tá lĩnh hạ nhân (外佐领下人), là một giai tầng phổ biến nhất của người Bát Kỳ, được chia ra 3 phân hệ Bát Kỳ chính là Mãn Châu, Mông CổHán Quân[1]. Họ còn được gọi là Ngoại Bát kỳ (外八旗) để đối xứng với Nội Bát kỳ, tức giai cấp Bao y[2]. Những người thuộc Kỳ phân Tá lĩnh được xem là ["Người Bát kỳ chân chính"][3], có kỳ tịch Tá lĩnh thuộc 1 trong Bát Kỳ, lại chia mỗi kỳ làm 3 phân hệ Mãn-Mông-Hán, tức có tổng cộng 24 kỳ tịch[4]. Bởi vì đều là chính hộ, cho nên "Kỳ phân Tá lĩnh" thường dùng để gọi các người Bát kỳ điển hình nhất, khác với Bao y chuyên phục vụ hoàng thất, thì Kỳ phân Tá lĩnh lại có kỳ tịch tự do nhất và là tiêu chuẩn cao nhất của người Bát kỳ đời Thanh. Không ít gia đình hậu phi vốn là Bao y, vì để biểu thị hậu đãi mà cho thuộc 1 trong 3 hệ, trở thành người Bát kỳ chân chính. Trong chế độ hậu cung nhà Thanh, chỉ những người thuộc Kỳ phân Tá lĩnh mới có thể tham gia Bát Kỳ tuyển tú, được chỉ định làm Phúc tấn của Hoàng tử hay Hoàng hậu, Phi tần của Hoàng đế. Còn những cô gái thuộc tầng lớp Bao y chỉ có thể qua Nội vụ phủ tuyển tú làm cung nữ phục vụ trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh; hoặc được chỉ định làm Sử nữ hầu hạ trong phủ của các hoàng tử, vương công thuộc hoàng thất.