Kinh_tế_Venezuela
Kinh_tế_Venezuela

Kinh_tế_Venezuela

Kinh tế Venezuela dựa vào dầu mỏ, các ngành công nghiệp nặng như nhôm và thép, và sự hồi sinh trong nông nghiệp.[2] Venezuela là thành viên lớn thứ năm của OPEC tính về sản lượng dầu hỏa. Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm hơn 50% GDP của cả nước và chiếm khoảng 95% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ những năm 1950 đến đầu những năm 1980 kinh tế Venezuela là một trong những nền kinh tế mạnh nhất ở Nam Mỹ. Việc tăng trưởng liên tục trong thời kỳ này đã thu hút nhiều người nhập cư, lúc đó nước này có tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Mỹ Latinh. Cuộc khủng hoảng dầu lửa 1980 đã làm cho nền kinh tế bị thu nhỏ, tiền tệ mất giá trị, nạn lạm pháp tăng vọt đạt đỉnh 84% vào năm 1989 và 99% vào năm 1996, ba năm trước khi Hugo Chávez nhậm chức.Venezuela sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng như thép, nhôm và xi măng, với sản xuất tập trung xung quanh Ciudad Guayana, gần Đập Guri, một trong những đập lớn nhất trên thế giới cung cấp khoảng ba phần tư điện tiêu dùng của Venezuela. Các sản xuất đáng chú ý khác bao gồm thiết bị điện tử và ô tô, cũng như đồ uống và thực phẩm. Nông nghiệp ở Venezuela chiếm khoảng 3% GDP, 10% lực lượng lao động, và ít nhất một phần tư diện tích đất của Venezuela. Venezuela xuất khẩu gạo, ngô, cá, trái cây nhiệt đới, cà phê, thịt lợn và thịt bò. Đất nước này tuy nhiên không phải tự cung tự cấp trong hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp.Mặc dù mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia, Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Venezuela. Xuất khẩu của Mỹ đến Venezuela bao gồm máy móc, các sản phẩm nông nghiệp, dụng cụ y tế, và xe hơi. Venezuela là một trong bốn nhà cung cấp hàng đầu dầu mỏ nước ngoài đến Hoa Kỳ. Khoảng 500 công ty Mỹ có đại diện tại Venezuela.[2] Theo Ngân hàng Trung ương Venezuela, chính phủ thu nhập được 1998-2008 khoảng 325 tỷ USD thông qua việc sản xuất dầu và xuất khẩu nói chung,[3] và theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, tới tháng 8 năm 2015 Venezuela đã sản xuất 2,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, 500.000 trong số đó đi đến Hoa Kỳ.[4]Kể từ "cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa" của Hugo Chávez, triệt phá khoảng phân nửa tập đoàn dầu hỏa khổng lồ PDVSA trong năm 2002 bằng cách sa thải hầu hết các chuyên gia bất đồng chính kiến trong số 20.000 nhân viên, và áp đặt việc kiểm soát tiền tệ chặt chẽ trong năm 2003 trong một nỗ lực để ngăn chặn tiền vốn khỏi bị mang ra nước ngoài, [[5] có sự suy giảm đều đặn trong sản xuất dầu và xuất khẩu và một loạt phá giá tiền tệ nghiêm trọng, làm gián đoạn sự phát triển của nền kinh tế.[6] Hơn nữa, việc kiểm soát giá cả, việc sung công nhiều đất nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác nhau, trong các chính sách của chính phủ gây tranh cãi khác đưa đến việc gần như hoàn toàn đóng băng trên bất kỳ truy cập đến các ngoại tệ theo tỷ giá hợp lý "chính thức", dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng tại Venezuela và việc giá cả tăng dốc của tất cả các hàng hoá thông dụng, bao gồm thực phẩm, nước, sản phẩm gia dụng, phụ tùng, dụng cụ và vật tư y tế; buộc nhiều nhà sản xuất hoặc là cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa, với nhiều hãng cuối cùng rời khỏi đất nước, như đã xảy ra với một số công ty công nghệ và hầu hết các nhà sản xuất ô tô [7] Năm 2015, Venezuela đã lạm phát hơn 100 % - mức cao nhất trên thế giới và cao nhất trong lịch sử của nước này [8] - với dự kiến lạm phát đạt 700% vào năm 2016 [9] và tăng lên gần 2.000% vào năm 2017 [10] trong khi tỷ lệ nghèo đói của dân số là giữa 76% [11] và 80% [12] theo nguồn tin độc lập.

Kinh_tế_Venezuela

Thu 142.6 tỉ USD (2014)
Mặt hàng NK Vật liệu thô, máy móc và thiết bị, thiết bị vận tải, vật liệu xây dựng
Thất nghiệp 7.9% (2015)
Chi 204 tỉ USD (2014.)
Xuất khẩu 47.53 tỉ USD (2015)
Nợ công 51.4% của GDP (2014)
Năm tài chính Chương trình nghị sự hàng năm
Lực lượng lao động 14.34 triệu (2014)
Đối tác NK  Hoa Kỳ 18.4%
 Trung Quốc 15.3%
 Brasil 9.7%
 Colombia 5.9%
 Mexico 4.2% (2015)
GDP 70.140 tỉ USD (2019)
GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp: 3.9%, công nghiệp: 32.9%, dịch vụ: 63.2% (2015)
Cơ cấu lao động theo nghề Nông nghiệp: 7.3%, công nghiệp: 21.8%, dịch vụ: 70.9% (2011)
Tổ chức kinh tế WTO, OPEC, Unasur, Mercosur
Tỷ lệ nghèo 80% (2016)
Viện trợ 12.008 tỉ USD (2016)
Tiền tệ Bolívar fuerte (VEF)
Mặt hàng XK Dầu mỏ, bauxit và nhôm, thép, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp, chế tạo
Đối tác XK  Hoa Kỳ 26.6%
 Ấn Độ 13.7%
 Trung Quốc 11.7%
 Cuba 6.4% (2015)
Tăng trưởng GDP -25.3% (2019)
Lạm phát (CPI) ≈449% (2016)[1]
GDP đầu người 2.548 USD (2019)
Các ngành chính Dầu mỏ, vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn, dệt sợi; khai mỏ sắt, thép, nhôm; lắp ráp xe ô tô
Nhập khẩu 50.34 tỉ USD (2014)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Venezuela http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160731... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601086&si... http://money.cnn.com/2016/04/12/news/economy/venez... http://www.docstoc.com/docs/3178297/INGRESOS-PETRO... http://www.economist.com/blogs/americasview/2013/0... http://www.economist.com/node/21526365 http://www.eluniversal.com/noticias/daily-news/cha... http://www.eluniverso.com/noticias/2015/11/20/nota... http://www.forbes.com/sites/panosmourdoukoutas/201... http://www.forbes.com/sites/timworstall/2016/07/22...