Khúc_côn_cầu_trên_cỏ
Khúc_côn_cầu_trên_cỏ

Khúc_côn_cầu_trên_cỏ

Khúc côn cầu trên cỏ hay hockey trên cỏ (tiếng Anh: field hockey) là một môn thể thao đồng đội thuộc họ khúc côn cầu. Nguồn gốc đầu tiên của môn thể thao này có niên đại từ thời Trung cổScotland, Hà Lan, và Anh.[1] Các trò chơi có thể được chơi trên một sân cỏ tự nhiên hoặc một sân cỏ nhân tạo trong nhà. Mỗi đội chơi với mười một người bao gồm cả thủ môn. Người chơi sử dụng gậy làm bằng gỗ hoặc sợi thủy tinh để đánh một quả bóng hình tròn, cứng, giống cao su. Chiều dài của gậy phụ thuộc vào chiều cao của từng người chơi.[2] Không có gậy tay ​​trái ở khúc côn cầu, và chỉ có một bên của gậy được phép sử dụng. Đồng phục bao gồm bảo vệ ống chân, giày thể thao, váy hoặc quần short và áo. Vào đầu thế kỷ 21, trò chơi này phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt nổi tiếng khắp Tây Âu, tiểu lục địa Ấn Độ, Úc, New Zealand, miền Nam và Đông bắc Hoa Kỳ (như Mississippi, Alabama, Florida, Kentucky, MassachusettsPennsylvania), Argentina và Nam châu Phi. Khúc côn cầu là môn thể thao quốc gia của Pakistan, và đôi khi được coi là môn thể thao quốc gia của Ấn Độ, mặc dù chính thức thì Ấn Độ không có một môn thể thao quốc gia nào.[3] Thuật ngữ "khúc côn cầu trên cỏ" được sử dụng chủ yếu ở Canada, Hoa Kỳ, Đông Âu và các khu vực khác của thế giới, nơi môn thể thao khúc côn cầu trên băng là phổ biến hơn.Khi trận đấu diễn ra, chỉ có các thủ môn được chạm bóng bằng tất cả các bộ phận cơ thể (bàn tay của người chơi được tính là "một phần của cây gậy"), và chỉ áp dụng bên trong vòng tròn sút bóng (còn gọi là D, hoặc vòng cung sút bóng, hay chỉ cần gọi là vòng tròn), trong khi các cầu thủ khác chơi bóng với mặt phẳng của đầu cây gậy. Thủ môn cũng như mọi cầu thủ không được phép chơi bóng với mặt sau của cây gậy. Bên nào ghi nhiều bàn tháng hơn khi trận đấu kết thúc sẽ là người chiến thắng. Nếu tỉ số hai đội bằng nhau thì hoặc là trận đấu được tính là hòa hoặc trận đấu bước vào hiệp phụ hoặc loạt sút luân lưu, tùy thuộc vào thể thức của giải đấu. Có nhiều kiểu thi đấu hiệp phụ, phụ thuộc vào cách chơi của giải đấu. Trong thi đấu ở trường đại học, hai đội bước vào một hiệp phụ có thời gian 10 phút với mỗi bên chỉ có bảy cầu thủ ("hiệp phụ bảy người"), bên nào ghi bàn thắng vàng trước sẽ chiến thắng. Nếu trận đấu vẫn hòa sau hiệp phụ thì sẽ tổ chức cuộc đấu một chọi một, ở đó các đội chỉ định 5 cầu thủ dắt bóng từ vạch 23 mét tới vòng tròn để đối đầu với thủ môn đội bạn. Cầu thủ dắt bóng có 8 giây để đánh bóng về cầu môn và giữ cho trái bóng trong cuộc. Lượt đánh kết thúc khi người dẫn bóng của một bên ghi bàn, bóng đi ra ngoài khuôn khổ sân, cầu thủ phạm lỗi (hoặc đội tấn công sẽ được một quả đánh phạt đền hoặc lượt một đối một của bên tấn công kết thúc) hoặc hết thời gian 8 giây.Cơ quan điều hành môn khúc côn cầu là Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc tế (IHF). Các vận động viên ở cả hai giới tham gia các giải đấu quốc tế lớn như Thế vận hội, Cúp Thế giới, World League, Champions TrophyCúp Thế giới Trẻ, trong khi nhiều quốc gia tổ chức các giải trẻ, trưởng thành, và masters cấp câu lạc bộ. FIH cũng chịu trách nhiệm tổ chức Ban Luật lệ Khúc côn cầu và phát triển các luật lệ cho môn thể thao.Một biến thể khá phổ biến là khúc côn cầu trên cỏ trong nhà (hay khúc côn cầu trong nhà), với những điểm giống và khác biệt so với khúc côn cầu ngoài trời. Mỗi bên trong khúc côn cầu trong nhà gồm 5 người, trong khi kích thứoc sân chỉ còn khoảng 40 m × 20 m (131 ft × 66 ft). Một số điểm khác đáng kể như: Cầu thủ không được đưa bóng lên cao trừ khi sút về phía khung thành, cầu thủ không được đánh mạnh (hit) vào bóng (thay vào đó sử dụng cú đẩy để đánh bóng), trong khi đường biên dọc là các thanh chắn rắn khiến trái bóng sẽ nảy ra nếu va phải.[4]

Khúc_côn_cầu_trên_cỏ

Số thành viên đấu đội 11 người
Trang bị Bóng, gậy, đồ bảo vệ hàm (răng giả), ống quyển
Hình thức Ngoài trời và trong nhà
Olympic 1908, 1920, 1928–nay
Biệt danh Khúc côn cầu
Va chạm Hạn chế
Cơ quan quản lý cao nhất Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc tế
Thi đấu lần đầu Thế kỷ 19 tại Anh

Liên quan

Khúc Khúc côn cầu trên cỏ Khúc côn cầu Khúc côn cầu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Vòng loại nữ Khúc thịt bò Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 – Giải đấu Nam Khúc hát mặt trời Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2019 – Giải đấu Nữ Khúc côn cầu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Nam Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2019 – Giải đấu Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khúc_côn_cầu_trên_cỏ http://www.hockey.org.au/fileadmin/;user_upload/Ce... http://www.fih.ch/en/news-4281-executive-board-mak... http://www.fih.ch/files/Sport/Rules/FIH-Rules%20of... http://www.barnesandnoble.com/w/field-hockey-eliza... http://hellenisteukontos.blogspot.com/2010/03/anci... http://timesofindia.indiatimes.com/sports/tourname... http://fieldhockey.isport.com/fieldhockey-guides/h... http://www.longstreth.com/How-to-Choose-a-Stick/pr... http://sports.ndtv.com/othersports/hockey/194578-h... http://www.nytimes.com/2008/08/23/sports/olympics/...