Không_chiến_tại_Kuban
Không_chiến_tại_Kuban

Không_chiến_tại_Kuban

Không chiến tại Kuban là chiến dịch hoạt động quân sự trên không lớn nhất trong chuỗi chiến dịch ở Kavkaz (1943) nhằm tranh quyền khống chế không phận và là một trong các cuộc đụng đầu bằng không quân lớn nhất giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh Xô-Đức. Tại mặt trận phía Đông, nó chỉ thua kém các trận không chiến tại Kursk (1943), Baltic (1944) và Berlin (1945) về quy mô nhưng lại là chiến dịch không quân kéo dài nhất về thời gian. Trong thời lượng chỉ kém một tuần đầy hai tháng, hai bên đã tổ chức hàng trăm trận không chiến lớn nhỏ với tổng cộng từ 6.500 đến hơn 7.500 phi vụ mỗi bên. Trung bình một ngày có từ 40 đến 50 trận không chiến lớn nhỏ, trung bình mỗi trận có từ 30 đến 50 máy bay của mỗi bên tham gia.[3] Có những ngày, mỗi bên xuất kích từ 250 đến hơn 300 phi vụ. Không chỉ giao chiến ban ngày, hai bên còn tổ chức nhiều trận đánh ban đêm vào các căn cứ không quân của nhau. Nếu như trong các phi vụ không chiến ban ngày, kết quả không chênh lệch nhiều thì trong các phi vụ ném bom ban đêm, ưu thế hoàn toàn thuộc về không quân Liên Xô.[2]Các hoạt động quân sự trên không tại Kuban diễn ra trên ba vùng trời chủ yếu, khu Krasnodar, khu vực Novorossiysk và bán đảo Taman, nơi diễn ra các trận đánh ác liệt giữa Tập đoàn quân 17 (Đức) và bốn tập đoàn quân Liên Xô. Chiến dịch gồm hai giai đoạn với các hoạt động trọng điểm sau đây:[1]Trong giai đoạn này, Tập đoàn quân không quân 4 (Đức) sau khi được giải thoát khỏi các nhiệm vụ yểm trợ trên không ở Stalingrad và bàn giao nhiệm vụ yểm hộ các hoạt động tấn công của quân đội Đức Quốc xã tại thượng lưu sông Đông cho một phần lực lượng của Tập đoàn quân không quân 6 đã tập trung phần lớn máy bay và các đội lái để yểm hộ cho các lực lượng mặt đất tại Kavkaz mà trọng điểm là bảo vệ Tập đoàn quân 17 và Cụm tác chiến Hollidt đang phòng thủ trên "Phòng tuyến xanh". Đây là thời điểm mà không quân tiêm kích của hai bên có những trận đánh ác liệt và ngang ngửa để khống chế không phận. Ở giai đoạn này, hai bên tiếp tục thực hiện các cuộc đối đầu trên không giữa các máy bay tiêm kích nhưng không quân Liên Xô đã thay đổi chiến thuật. Bên cạnh các cuộc đọ cánh ban ngày, họ tập trung lực lượng máy bay ném bom và máy bay cường kích đánh vào các căn cứ không quân Đức Quốc xã. Các trận ném bom, bắn phá ban ngày kết hợp trinh sát đường không của các máy bay cường kích đã dọn đường cho các trận ném bom ban đêm rất có hiệu quả của các phi đội chuyên dụng, (không quân Đức Quốc xã không có các phi đội tương tự). Kết quả là số lượng máy bay Đức bị diệt trên mặt đất ngày càng tăng cao trong khi nguồn tăng viện không đáp ứng kịp. Đến cuối chiến dịch, Tập đoàn quân không quân 4 (Đức) mất hoàn toàn ưu thế trên không, không quân Liên Xô khống chế không phận Bắc Kavkaz và mặt trận Nam Ukraina.[4]Cùng với các trận không chiến ở Stalingrad (cuối 1942, đầu 1943) và Kursk (tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1943), các trận không chiến ở Kuban đã làm thay đổi cán cân lực lượng và quyền khống chế không phận. Nếu như trong các hoạt động tiến công trên bộ đầu năm 1943, quyền chủ động đã chuyển sang tay quân đội Liên Xô thì tại mặt trận trên cao, không quân Đức Quốc xã cũng dần dần đánh mất quyền chủ động khống chế bầu trời và dần dần phải lui về thế phòng ngự để bảo toàn lực lượng của mình và sự yểm hộ cho các lực lượng mặt đất cũng suy yếu theo. Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của không quân Liên Xô giành quyền khống chế bầu trời không phải là để đọ cánh với không quân tiêm kích Đức Quốc xã mà là để yểm hộ có hiệu quả cao nhất cho các lực lượng trên mặt đất trong các chiến dịch tấn công và phòng ngự-phản công chiến lược.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Không_chiến_tại_Kuban http://www.michael-reimer.com/CFS2/CFS2_Profiles/E... http://www.vectorsite.net/avb17_1.html#m2 http://www.a2m.ru/modules.php?name=Content&pa=show... http://allaces.ru/cgi-bin/s2.cgi/sssr/struct/h/va4... http://allaces.ru/cgi-bin/s2.cgi/sssr/struct/h/va5... http://www.allaces.ru/cgi-bin/s2.cgi/ge/struct/ist... http://militera.lib.ru/bio/zhukov_ua/06.html http://militera.lib.ru/h/davtyan/01.html http://militera.lib.ru/h/kalinin_ap/01.html http://militera.lib.ru/h/kalinin_ap/02.html