Hệ_thống_đường_sắt_trên_núi_của_Ấn_Độ
Hệ_thống_đường_sắt_trên_núi_của_Ấn_Độ

Hệ_thống_đường_sắt_trên_núi_của_Ấn_Độ

Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ là một hệ thống gồm sáu hoặc bảy tuyến đường sắt núi cao ở Ấn Độ vẫn đang hoạt động.[1] Được xây dựng bắt đầu hoạt động vào thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 dưới chế độ thực dân Anh. Ngày nay, hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ cùng với tuyến đường sắt Kashmir hoạt động từ năm 2005 vẫn được sử dụng để phục vụ công chúng. Trong khi bốn tuyến đường sắt: Darjeeling Himalaya (1881), Kalka–Shimla (1898), Kangra Pathankot (1924), Kashmir đều nằm ở vùng núi ghồ ghề của dãy Himalaya ở miền Bắc Ấn Độ thì hai tuyến đường sắt nằm trên khu vực Ghats tâyNilgiriTamil NaduMatheranMaharashtra. Còn tuyến đường sắt Lumding-Silchar được xây dựng vào thế kỷ 20 nằm sâu ở trong thung lũng sông Barak của các đồi Cachar ở Assam. Các tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan, dãy núi Nilgiri và Kalka-Shimla đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1999.[2][3][4]Các tuyến đường sắt kết nối các khu du lịch trên núi quan trọng với khu vực chân núi, uốn lượn đi qua các vùng núi đá ghồ ghề nhưng mang phong cảnh tuyệt đẹp. Chúng đã được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa Anh được coi là ví dụ nổi bật về việc trao đổi các giá trị trong phát triển công nghệ đồng thời là tuyệt tác về kỹ thuật.[2][3][4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_thống_đường_sắt_trên_núi_của_Ấn_Độ http://www.steam.dial.pipex.com/internat.htm http://books.google.co.in/books?id=GIs4zv17HHwC&pg... http://books.google.co.in/books?id=O2-eHnajWxIC&pg... http://books.google.co.in/books?id=kAMik_6LbwUC&pg... http://web.archive.org/web/20040103095224/http://w... http://whc.unesco.org/en/list/944 http://whc.unesco.org/en/list/944ter https://web.archive.org/web/20070609212632/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Mounta...