Hyangchal
Hyangchal

Hyangchal

Hyangchal (nghĩa đen là chữ cái bản ngữ, chữ cái địa phương hoặc âm tương đồng) là một hệ thống chữ viết cổ xưa của Triều Tiên và được sử dụng để phiên âm tiếng Triều Tiên bằng hanja. Theo hệ thống hyangchal, chữ viết Trung Quốc cho phép người Triều Tiên đọc dựa trên âm tiết kết hợp với ký tự.[1] Hệ thống chữ hyangchal thường được phân loại là một nhóm con của Idu.[2]Hyangchal được đề cập lần đầu tiên trong tiểu sử của nhà sư Kyun Ye trong thời Cao Ly. Hyangchal còn được biết đến như phương thức của người Triều Tiên để viết thơ hyangga. 25 bài thơ vẫn còn tồn tại và cho thấy rằng thơ bản ngữ đã sử dụng chữ cái địa phương Triều Tiên hoặc cách sắp xếp của Triều Tiên. Hệ thống chữ viết bao gồm danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, hậu tố, và trợ động từ. Hyangchal vẫn còn tiếp tục đến thời Cao Ly và được sử dụng trong việc ghi chép thơ bản ngữ.[3]

Hyangchal

Hanja
Romaja quốc ngữ hyangchal
Hangul
McCune–Reischauer hyangch'al