Holodomor

HolodomorHolodomor (tiếng Ukraina: Голодомо́р; Голодомо́р в Украї́ні, được bắt nguồn từ морити голодом, chết bởi nạn đói) là một nạn đói nhân tạo trong ở Cộng hòa Xô viết Ukraina từ năm 1932 tới năm 1933 mà đã giết nhiều triệu người Ukraina. Nó cũng được biết tới như Nạn đói-khủng khiếpNạn đói-diệt chủng ở Ukraine và thường ám chỉ tới như Nạn đói Lớn hoặc Nạn đói diệt chủng 1932-1933. Nạn đói này là một phần của Nạn đói ở Liên Xô 1932-33, nạn đói mà đã ảnh hưởng lớn tới những khu vực sản xuất luơng thực của đất nước này. Trong thời gian xảy ra Holodomor, hàng triệu cư dân của Ukraina, đa số thuộc dân tộc Ukraina, đã chết vì đói trong một thảm họa thời bình chưa từng thấy trong lịch sử Ukraina. Kể từ năm 2006, Holodomor được Ukraina và 15 quốc gia khác công nhận là một hành vi diệt chủng người Ukraina do chính phủ Liên Xô thực hiện.[2][3]Những ước lượng ban đầu về số lượng người chết trong nạn đói bởi các học giả và các chính phủ có sự khác nhau rất lớn. Theo những ước lượng cao nhất, trên 12 triệu người Ukraina bị cho là đã chết do hậu quả của nạn đói. Một tuyên bố chung Liên Hợp Quốc được 25 quốc gia ký nhận trong năm 2003 tuyên bố rằng 7-10 triệu người đã chết trong nạn đói này.[4] Một số nghiên cứu khác thu hẹp ước lượng vào khoảng từ 3.3[5] tới 7.5[6] triệu người chết. Theo kết quả của Tòa phúc thẩm Kiev trong 2010, sự mất mát về nhân khẩu do Holodomor đã lên tới 10 triệu, với 3.9 triệu trường hợp tử vong trực tiếp bởi nạn đói, và 6. 1 triệu do suy giảm dân số.[7]Một vài học giả tin rằng nạn đói được Stalin lên kế hoạch để đàn áp một phong trào đòi độc lập của người Ukraina.[8][9][10] Tuy nhiên phần lãnh thổ phía Tây của Ukraine nơi mà phong trào đòi độc lập mạnh mẽ nhất đã không bị ảnh hưởng bởi nạn đói, khi mà vào thời điểm đó nó là một phần của Ba Lan. Việc sử dụng từ "Holodomor" trong việc ám chỉ nạn đói là nhằm nhấn mạnh khía cạnh nhân tạo của nó, với những hành động như từ chối viện trợ lương thực từ bên ngoài, tịch thu tất cả lương thực thực phẩm của các hộ gia đình, và việc hạn chế các hoạt động thảo luận dân cư đều cho thấy ý đồ tạo nên một vụ diệt chủng, mức độ tổn thất về nhân mạng của Holodomor đã được so sánh với cuộc Đại đồ sát người Do Thái ở Đức[11][12][13][14]. Nguyên nhân của nạn đói vẫn là một đối tượng của tranh luận học thuật, và một vài nhà sử học vẫn tranh cãi về bản chất của nạn đói có phải là hành vi diệt chủng hay không.[15][16]

Holodomor

Các quan sát 13 nước cho đó là nạn đói cố ý
Cứu trợ Chính phủ đưa lương thực và nhân lực về nông thôn để hỗ trợ
Cứu trợ từ ngoại quốc bị từ chối. [1]
Địa điểm  Ukraina
Quốc gia  Liên Xô
Thời kỳ 1932–1933
Tổng số người chết Khoảng vài trăm nghìn người đến 12 triệu người

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Holodomor http://www.melgrosh.unimelb.edu.au/documents/Davie... http://parlinfoweb.aph.gov.au/piweb/view_document.... http://www.parl.gc.ca/37/2/parlbus/chambus/senate/... http://www.uccla.ca/SOVIET_GENOCIDE_IN_THE_UKRAINE... http://www.euronews.com/2013/11/22/ukraine-s-endur... http://www.faminegenocide.com/index.html http://www.ukemonde.com/genocide/margolisholocaust... http://ukrainiangenocide.com/ http://www.dradio.de/dlf/sendungen/hintergrundpoli... http://books.google.de/books?id=Bp31GmfH-6YC&print...