Hiến_chương_Hoàng_gia
Hiến_chương_Hoàng_gia

Hiến_chương_Hoàng_gia

Hiến chương Hoàng gia là một văn kiện chính thức của một vị vua cấp quyền hay quyền lực cho một cá nhân hoặc một cơ quan. Chúng đã và đang vẫn còn được sử dụng để thiết lập các tổ chức quan trọng như các thành phố hoặc các trường đại học và các viện hàn lâm. Hiến chương Hoàng gia phải được phân biệt với việc bảo đảm và thư bổ nhiệm, vì chúng có tác dụng vĩnh viễn. Thông thường, một hiến chương Hoàng gia được sản xuất như một sản phẩm chất lượng cao của thư pháp trên giấy da bê. Chế độ quân chủ Anh đã ban hành hơn 980 hiến chương Hoàng gia.[1] Trong số này khoảng 750 vẫn còn tồn tại. Hiến chương Hoàng gia đầu tiên được ban cho thị trấn Tain năm 1066, khiến nó trở thành thị trấn hoàng gia lâu đời nhất tại Scotland, tiếp theo là Đại học Cambridge vào năm 1231. Các hiến chương vẫn được tiếp tục ban hành bởi Hoàng gia Anh, một ví dụ gần đây là hiến chương được trao cho Viện quản lý thể thao và hoạt động thể chất, vào ngày 07 tháng 4 năm 2011.Các hiến chương đã được sử dụng ở châu Âu từ thời trung cổ để tạo ra các thành phố (có nghĩa là các địa phương có những quyền được công nhận và những đặc quyền). Ngày mà một hiến chương như vậy được cấp được coi là ngày thành phố được thành lập, bất kể địa phương nguyên thủy bắt đầu được cư ngụ vào lúc nào (mà thường là không thể xác định).Có lúc một hiến chương Hoàng gia là phương tiện duy nhất mà một cơ quan có thể được hình thành, nhưng hiện nay các phương tiện khác (chẳng hạn như quá trình đăng ký cho các công ty hữu hạn) thường được sử dụng.Trong số các nhóm quá khứ và hiện thời được hình thành bởi hiến chương Hoàng gia có Công ty Đông Ấn Anh (1600), Công ty Vịnh Hudson, Công ty Nam Phi Anh, và một số các cựu thuộc địa của Anh trên đất liền khu vực Bắc Mỹ, Ngân hàng AnhBritish Broadcasting Corporation (BBC).[2]