Đại_học_Cambridge
Đại_học_Cambridge

Đại_học_Cambridge

Viện Đại học Cambridge (tiếng Anh: University of Cambridge), còn gọi là Đại học Cambridge, là một viện đại học nghiên cứu liên hợp danh giá tại Cambridge, Vương Quốc Anh. Được thành lập vào năm 1209, và được Vua Henry III ban đặt quyền hoàng gia năm 1231. Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford, và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động.[5] Cambridge hình thành từ một nhóm học giả đã rời bỏ Viện Đại học Oxford sau khi xảy ra tranh cãi giữa những người này với cư dân địa phương.[6] Hai "viện đại học cổ xưa" này có nhiều điểm tương đồng nên thường được gọi bằng tên chung "Oxbridge".Cambridge được tạo thành bởi một loạt các cơ sở khác nhau, bao gồm 31 trường đại học thành viên và hơn 100 khoa học thuật được tổ chức thành sáu trường.[7] Các tòa nhà của viện đại học nằm khắp thành phố, nhiều trong số đó rất có giá trị lịch sử. Các trường đại học này là những cơ sở tự điều hành, được thành lập như là những phần cấu thành viện đại học. Vào năm 2014, viện đại học có tổng thu nhập là 1,51 tỉ bảng Anh, trong đó 371 triệu bảng là từ các hợp đồng và các khoản tài trợ nghiên cứu. Viện đại học và các trường thành viên có tổng cộng 4,9 tỉ bảng Anh trong các quỹ hiến tặng, con số lớn nhất ở bất cứ viện đại học nào bên ngoài Hoa Kỳ.[8] Cambridge là thành viên của nhiều hiệp hội và là một phần của "Tam giác vàng" - ba viện đại học hàng đầu ở Anh: Cambridge, London, và Oxford.Sinh viên Cambridge học qua những bài giảng và những buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa tổ chức dưới sự giám sát của các trường đại học. Cambridge điều hành tám viện bảo tàng nghệ thuật, văn hóa, và khoa học, bao gồm Viện Bảo tàng Fitzwilliam và một vườn bách thảo. Các thư viện của Cambridge có tổng cộng khoảng 15 triệu cuốn sách. Nhà xuất bản Viện Đại học Cambridge, một bộ phận của viện đại học, là nhà xuất bản lâu đời nhất thế giới và là nhà xuất bản lớn thứ hai thế giới do một viện đại học điều hành.[9][10] Cambridge thường xuyên được xếp là một trong những viện đại học hàng đầu thế giới trong các bảng xếp hạng.Cambridge có nhiều cựu sinh viên nổi tiếng, trong đó có một số nhà toán học, khoa học, và chính trị gia kiệt xuất; Cambridge đã sản sinh ra hơn 100 nhân vật đạt giải Nobel, nhiều hơn bất kỳ trường đại học nào.trên thế giới.[11] Trong suốt lịch sử của mình, viện đại học được miêu tả trong nhiều tác phẩm văn chương và nghệ thuật của nhiều tác giả trong đó có Geoffrey Chaucer, E. M. Forster, và C. P. Snow.

Đại_học_Cambridge

Loại hình Công lập
Giảng viên 5,999[2]
Tài trợ 4,3 tỉ bảng Anh (2011, bao gồm những trường thành viên)[1]
Màu      Cambridge Blue[4]
Sinh viên sau đại học 6,371[2]
Website www.cam.ac.uk
Sinh viên 18,448[2]
Hiệu trưởng David Sainsbury
Thành lập Khoảng năm 1209
Nhân viên 3,142[2]
Khẩu hiệu Hinc lucem et pocula sacra (tiếng Latinh)
Dịch nghĩa: Từ đây, ánh sáng và chén thánh
Hàm ý: Từ nơi này chúng ta đạt được sự khai minh và tri thức quý giá
Sinh viên đại học 12,077[2]
Vị trí Cambridge, Anh
Khuôn viên Nội thị
366.444 mét vuông (36,6444 ha) (không kể các trường thành viên)[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_học_Cambridge http://www.cambridgephenomenon.com/what-phenomenon... http://cambridgescholarsprogramme.com/cambridge/ http://rankings.ft.com/businessschoolrankings/univ... http://www.ft.com/cms/s/0/f1126d04-c0fc-11df-99c4-... http://books.google.com/?id=Ms8OAAAAQAAJ&pg=PA202&... http://books.google.com/books?id=7og8AAAAIAAJ&pg=P... http://www.guinnessworldrecords.com/world-records/... http://www.msnbc.msn.com/id/14321230/site/newsweek... http://www.prweb.com/releases/2005/1/prweb201396.h... http://www.shanghairanking.com/ARWU2012.html