Giả_thuyết_Trái_Đất_Hiếm
Giả_thuyết_Trái_Đất_Hiếm

Giả_thuyết_Trái_Đất_Hiếm

Trong thiên văn học hành tinhsinh học vũ trụ, thuyết Trái Đất hiếm cho rằng để xuất hiện sự sống đa bào phức tạp trên Trái Đất cần một sự kết hợp gần như không thể của các điều kiện thiên văn, địa chất và hoàn cảnh. Thuật ngữ "Trái Đất hiếm" xuất hiện lần đầu trong Trái Đất hiếm: Tại sao dạng sống phức tạp không phổ biến trong vũ trụ, một cuốn sách của Peter Ward, một nhà địa chất họccổ sinh vật học, và Donald E. Brownlee, một nhà thiên văn họcsinh học vũ trụ.Thuyết Trái Đất hiếm là trái với nguyên tắc tầm thường (còn gọi là nguyên tắc Copernicus), được ủng hộ bởi Carl Sagan, Frank Drake và một số người khác[1]. Nguyên tắc tầm thường cho rằng Trái Đất là một hành tinh đá điển hình nằm trong một hệ thống hành tinh điển hình, thuộc một khu vực không đặc biệt của Ngân hà. Vì vậy sự sống có nhiều trong vũ trụ. Ward và Brownlee lập luận ngược lại: hành tinh, hệ thống hành tinh, và vùng thiên hà thân thiện với sự sống như Trái Đất, hệ mặt trời và khu vực của chúng ta trong dải ngân hà là rất hiếm.Bằng kết luận là sự sống phức tạp không phổ biến, thuyết Trái Đất hiếm là một đề cử cho đáp án của Nghịch lý Fermi: "Nếu có nhiều nền văn minh ngoài hành tinh, sao họ chưa đến thăm chúng ta?"[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả_thuyết_Trái_Đất_Hiếm http://astronomy.swin.edu.au/GHZ/GHZ_astroph.pdf http://www.anthropic-principle.com/preprints/milan... http://www.breitbart.com/article.php?id=paUniverse... http://www.chron.com/content/interactive/space/ast... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m2843/is... http://www.solstation.com/habitable.htm http://www.theatlantic.com/issues/88aug/easterbr.h... http://www.colorado.edu/philosophy/vstenger/Cosmo/... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://www.astro.washington.edu/rareearth/