Giao_thông_đường_sắt_ở_Ấn_Độ
Giao_thông_đường_sắt_ở_Ấn_Độ

Giao_thông_đường_sắt_ở_Ấn_Độ

Vận tải đường sắt là phương thức giao thông vận tải đường dài được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ. Đường sắt phần lớn được một công ty quốc doanh vận hành, đó là công ty Indian Railways. Mạng lưới đường sắt chạy dọc theo chiều dài và chiều ngang của Ấn Độ, có tổng chiều dài lên đến 63.140 km.[1] Đây là một trong những mạng lưới đường sắt lớn và bận rộn nhất trên thế giới, vận chuyển hơn 5 tỷ lượt khách và hơn 350 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.[1] Hoạt động của mạng lưới đường sắt này bao phủ khắp 25 bang và 3 lãnh thổ liên hiệp và cũng kết nối với các nước láng giềng như Nepal, BangladeshPakistan.Đường sắt đã được du nhập vào Ấn Độ năm 1853,[2] và đến thời điểm Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, quốc gia này đã có 44 hệ thống đường sắt. Năm 1951 các hệ thống này đã được quốc hữu hóa vào một đơn vị—Indian Railways—để tạo thành một trong những mạng lưới lớn nhất thế giới. Các đầu máy xe lửa được chế tạo tại nhiều địa điểm ở Ấn Độ đã được gán mã xác định khổ đường ray, loại năng lượng, công suất và kiểu vận hành. Đèn tín hiệu màu được sử dụng làm đèn báo hiệu nhưng nhiều vùng xa xôi vẫn dùng các tính hiệu bằng cờ và tín hiệu dựa trên đĩa (discs-based) vẫn đang được sử dụng. Chất lượng chỗ ngồi trên tàu đa dạng từ hạng thường cho đến hạng sang. Các chuyến tàu được xác định chính thức bằng mã bốn chữ số, dù nhiều chuyến thường được biết đến bằng các tên độc đáo. Hệ thống bán vé đã được vi tính hóa đến mức độ lớn và có các loại vé được đặt trước hay không đặt trước.