George_III_của_Liên_hiệp_Anh_và_Ireland
George_III_của_Liên_hiệp_Anh_và_Ireland

George_III_của_Liên_hiệp_Anh_và_Ireland

George III (George William Frederick; 4 tháng 6 năm 1738[lower-alpha 1] – 29 tháng 1 năm 1820) là Quốc vương của AnhIreland từ 25 tháng 10 năm 1760 đến ngày ký kết Đạo luật sáp nhập hai quốc gia năm 1800 vào 1 tháng 1 năm 1801, sau đó ông là Quốc vương Liên hiệp Anh đến khi qua đời. Ngoài ra ông còn Công tước và Vương công - Tuyển hầu của Braunschweig-Lüneburg ("Hannover") trong Thánh chế La Mã cho tới khi được phong làm Quốc vương của Vương quốc Hannover vào ngày 12 tháng 10 năm 1814. Ông là vị Quốc vương thứ 3 thuộc nhà Hannover, nhưng không như hai người tiền nhiệm, ông được sinh ra ở Anh, nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ,[1] và không bao giờ đến thăm Hannover.[2]Cuộc đời và thời gian cai trị của ông dài hơn bất kì người tiền nhiệm nào, và đã được đánh dấu bởi một loạt các xung đột quân sự liên quan đến vương quốc Anh, nhiều vùng lãnh thổ khác tại châu Âu và lan đến cả châu Phi, châu Mỹ và châu Á. Đầu triều George III, nước Anh đánh bại nước Pháp trong chiến tranh Bảy năm và vươn lên địa vị đế quốc châu Âu]] nắm quyền thống trị Bắc MỹẤn Độ. Tuy nhiên nhiều thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ đã li khai sau Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ. Sau đó quân Anh tham gia cuộc chiến chống lại Cách mạng Phápquân đội Napoleon từ năm 1793 cho đến thất bại của Napoleon tại trận Waterloo năm 1815.Trong giai đoạn cuối của cuộc đời, tâm bệnh của George III tái phát, cuối cùng thì ông mắc chứng tâm thần vĩnh viễn. Mặc dù có suy đoán cho rằng ông mắc phải chứng Porphyria, tuy nhiên đến nay vẫn chưa chính thức xác định nguyên nhân căn bệnh của ông. Cuối cùng vào năm 1810, Đạo luật nhiếp chính đã được thông qua, và con trai trưởng của nhà vua, George, Thân vương xứ Wales, cai trị với danh hiệu Nhiếp chính vương. Sau cái chết của George III, Nhiếp chính vương nối ngôi cha và trở thành George IV.Các phân tích về cuộc đời của George III qua các giai đoạn được miêu tả là "những sự thay đổi đa sắc" ("kaleidoscope of changing views") phụ thuộc nhiều vào những định kiến của người viết tiểu sử và những nguồn tài liệu mà họ có được[3] Đến khi người ta đánh giá lại thành quả của ông vào nửa cuối thế kỉ XIX, thì ông bị xem như là một quân vương bạo chúa ở Hoa Kỳ và ở Anh ông là "vật tế thần cho sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc".[4].

George_III_của_Liên_hiệp_Anh_và_Ireland

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: George_III_của_Liên_hiệp_Anh_và_Ireland //nla.gov.au/anbd.aut-an35118717 http://www.oxforddnb.com/view/article/10540 http://www.oxforddnb.com/view/article/46829 http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12159008k http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12159008k http://www.idref.fr/030884039 http://id.loc.gov/authorities/names/n79061402 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1843211