Dự_thảo_Hòa_ước_Aubaret
Dự_thảo_Hòa_ước_Aubaret

Dự_thảo_Hòa_ước_Aubaret

Dự thảo Hòa ước Aubaret (tiếng Pháp: Projet de traité d'Aubaret; tiếng Anh: Draft Treaty of Aubaret) là những cuộc đàm phán giữa đại diện của Đệ Nhị Đế chế PhápĐại Nam nhầm hướng đến một thoả thuận mới có thể thay thế Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết vào năm 1862. Sau khi ký với Pháp Hòa ước Nhâm Tuất, ngoài mở cảng biển cho người Pháp tư do buôn bán, Nhà Nguyễn còn phải bồi thường chiến phí và đặc biệt là phải cắt nhượng 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường cho Pháp. Vua Tự Đức và triều thần đã tiến hành xúc tiến ngoại giao để mong chuộc lại đất đã mất. Sau các cuộc thảo luận, một sứ bộ với các đại thần Phan Thanh Giản (Chánh sứ), Phạm Phú Thứ (Phó sứ) và Ngụy Khắc Đản (Bồi sứ) cùng nhiều quan lại khác đã được thành lập, có nhiệm vụ thân hành sang Pháp để bàn việc xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ.[1]Sau những đàm phán tại Paris với chính phủ Pháp, tháng 12/1863, Hoàng đế Napoleon III đã bổ nhiệm Gabriel Aubaret làm lãnh sự ở Vọng Các (Bangkok, Thái Lan) và giao cho nhiệm vụ đến Kinh đô Huế trao đổi một dự thảo thay cho Hiệp ước 1862. Giữa năm 1864, Lãnh sự Aubaret đến Huế và bắt đầu thảo luận với đại diện của Nhà Nguyễn các điều khoản trong hoà ước mới. 18/19 điều khoản trong thoả thuận được thông qua và ký kết, riêng điều khoản thứ 19 liên quan đến việc bồi thường chiến phí bị bế tắc. Vì phía triều đình Huế chỉ đồng ý trả khoản tiền bồi thường chiến phí là 2 triệu franc mỗi năm thay vì 3 triệu như yêu cầu của Pháp, và sẽ trả kéo dài trong 40 năm…, bản thân Aubaret không đủ thẩm quyền thảo luận với phía Đại Nam về điều khoản bồi thường này, nên hiệp ước sơ bộ vẫn được ký ngoại trừ điều khoản thứ 19 sẽ được đàm phán thêm.[2]Năm ngày sau khi ký bản ghi nhớ sơ bộ, khi đang trên tàu rời Huế thì Aubaret mới nhận được phản lệnh từ Paris yêu cầu hủy bỏ việc ký kết hòa ước mới, thư này được Drouyn de Lhuys gửi đi ngày 6/6/1864. [3]Nếu Hòa ước Aubaret được ký kết thành công thì Nhà Nguyễn sẽ được trả lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, bù lại Đệ Nhị Đế chế Pháp sẽ được bảo hộ Nam Kỳ Lục tỉnh (6 tỉnh), đặt lãnh sự Pháp tại Huế và Nhà Nguyễn phải bồi thường chiến phí là 80 triệu franc, tương đương với 9,6 triệu lượng bạc ròng. Tuy hoà ước mới cũng bị xem là một thoả thuận bất bình đẳng, nhưng nó nhẹ nhàng hơn hoà ước 1862, người Pháp sẽ không có cơ hội chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ để tạo ra thuộc địa Nam Kỳ, có nghĩa là 6 tỉnh Nam Kỳ của triều Nguyễn chỉ thuộc quy chế bảo hộ của Pháp như Bắc Kỳ, Lào hay Cao Miên sau này chứ không phải là thuộc địa trực tiếp.