Dân_tộc_(chính_trị)

Dân tộc (tiếng Anh: nation, từ tiếng Latin: natio, "người, bộ tộc, dòng tộc, giống, lớp, bầy đàn") là một nhóm lớn hoặc một tập thể người với những đặc trưng chung là ngôn ngữ, phong tục, mores (tục lệ, tập tục), habitus (tập quán) và sắc tộc (ethnicity). So với một nhóm người có chung sắc tộc, dân tộc phi cá nhân hơn, trừu tượng hơn, và có tính chính trị công khai hơn. Đó là một cộng đồng văn hóa-chính trị có ý thức tự chủ, thống nhất, và các lợi ích riêng.[1] Sách Marxism and the National Question (Chủ nghĩa Marx và Vấn đề dân tộc, 1913) của Joseph Stalin tuyên bố rằng một dân tộc không phải là một chủng tộc (race) hay bộ lạc (tribe), mà là một cộng đồng người đã được hợp thành về mặt lịch sử (historically constituted community of people); "một dân tộc không phải là một khối kết hợp (conglomeration) bất chợt, nhất thời, mà là một cộng đồng người ổn định vững chắc"; "một dân tộc được tạo thành chỉ khi nó là kết quả của việc giao thiệp với nhau lâu dài và có hệ thống, và là kết quả của việc người ta sống với nhau đời này qua đời khác"; và, ở tính trọn vẹn của nó: "một dân tộc là một cộng động người ổn định vững chắc đã được thành lập về mặt lịch sử, được tạo bởi nền tảng chung về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế, và tính chất tâm lý (psychological make-up) được biểu thị (manifested) trong nền văn hóa chung."[2]Những người khác hiểu dân tộc được thống nhất trước hết bởi đặc trưng về chủng tộc, mà lịch sử, ngôn ngữ, và văn hóa chung của chủng tộc đó là sản phẩm của tổ tiên chung. Adolf Hitler nói về các dân tộc: "Cái làm nên nhân dân, hay nói đúng hơn, một chủng tộc (race) không phải là ngôn ngữ, mà là dòng máu". Hitler thường chỉ trích chủ nghĩa dân tộc tự do (civic nationalism) trái với chủ nghĩa dân tộc vị chủng (ethnic nationalism) của Hitler, nói rằng "Sai lầm không thể hiểu nổi khi nghĩ rằng một Nigger (người da đen) hay một Chinaman (người Trung Quốc) sẽ trở thành một người German (Đức) bởi vì anh ta đã học biết tiếng Đức và sẵn sàng nói tiếng Đức trong tương lai, thậm chí sẽ bỏ phiếu cho một đảng chính trị của Đức." [3]Benedict Anderson miêu tả dân tộc là một cộng đồng tưởng tượng ("imagined community")[4], còn Paul James thì miêu tả nó là một cộng đồng trừu tượng ("abstract community").[5] "Cộng đồng tưởng tượng" với nghĩa tồn tại các điều kiện vật chất cho việc tưởng tượng ra các mối liên kết chung và các mối liên kết được mở rộng. "Cộng đồng trừu tượng" với nghĩa phi cá nhân một cách khách quan, thậm chí nếu một cá nhân trong một dân tộc tự mình trải nghiệm một cách chủ quan như là một phần của một thể thống nhất được thể hiện với những người khác. Phần lớn, các thành viên của một dân tộc vẫn xa lạ đối với nhau và hầu như sẽ không bao giờ gặp mặt nhau.[6] Do đó cụm từ "dân tộc của những kẻ lạ" ("a nation of strangers") được các nhà văn, như Vance Packard, sử dụng.