Dolomit
Dolomit

Dolomit

Dolomit /ˈdɒləmaɪt/ là tên một loại đá trầm tích cacbonat và là một khoáng vật, công thức hóa học của tinh thểCaMg(CO3)2.Đá dolomit được tạo nên phần lớn bởi khoáng vật dolomite. Đá vôi được thay thế một phần bởi dolomite được gọi là đá vôi dolomit. Dolomit lần đầu được mô tả vào năm 1791 bởi nhà tự nhiên học và địa chất người Pháp, Déodat Gratet de Dolomieu (1750–1801) cùng với việc phát hiện ra dãy Dolomite Alps ở phía bắc Ý.

Dolomit

Ô đơn vị a = 4.8012(1) Å, c = 16.002 Å; Z = 3
Công thức hóa học CaMg(CO3)2
Màu Trắng, xám đến hồng
Nhóm không gian Hình hộp mặt thoi 3 phương 3
Song tinh Thường ở dạng song tinh tiếp xúc đơn giản
Độ cứng Mohs 3.5 đến 4
Màu vết vạch Trắng
Phân loại Strunz 05.AB.10
Khúc xạ kép δ = 0.179–0.181
Các đặc điểm khác Có thể phát huỳnh quang trắng đến hồng dưới tia tử ngoại; phát quang do ma sát.
Thuộc tính quang Đơn trục (-)
Hệ tinh thể Hệ tinh thể ba phương
Tỷ trọng riêng 2.84–2.86
Độ bền Giòn
Dạng thường tinh thể Tinh thể hình khối, thường có các mặt cong, có thể ở dạng cột, thạch nhũ, khối hạt, khối lớn.
Độ hòa tan Tan ít trong dung dịch HCl loãng trừ khi ở dạng bột.
Tham chiếu [1][2][3][4]
Ánh Ánh thủy tinh đến ánh ngọc trai
Vết vỡ Vết vỡ vỏ sò
Thể loại Khoáng vật cacbonat
Chiết suất nω = 1.679–1.681 nε = 1.500
Cát khai Hoàn hảo ở mặt {1011}, cát khai hình hộp mặt thoi