Di_truyền_ngoài_nhiễm_sắc_thể

Di truyền ngoài nhiễm sắc thể là sự di truyền gen không ở nhiễm sắc thể cho thế hệ sau.[1], [2] "Thế hệ sau" trong định nghĩa trên có thể là thế hệ tế bào con hoặc là thế hệ cơ thể con.Gen trên phân tử ADN là vật chất mang thông tin di truyền chủ yếu, được chuyển cho thế hệ sau và phân tử ADN nằm ở nhiễm sắc thể trong tế bào. Theo Di truyền học hiện đại, ADN còn nằm ở ngoài nhiễm sắc thể (như trong ti thể, lục lạp) và ngoài ADN còn có vật chất khác (như ARN virut nhiễm vào) cũng mang thông tin di truyền, nên nói theo cách khác và đủ hơn thì: các vật chất có khả năng tự nhân đôi ở ngoài nhiễm sắc thể, mà được truyền cho thế hệ sau, từ đó gây ra các tính trạng do chúng quy định được biểu hiện, thì gọi là di truyền ngoài nhiễm sắc thể. Quá trình này hoàn toàn không tuân theo các quy luật của học thuyết di truyền nhiễm sắc thể như quy luật Mendel...[3]Di truyền ngoài nhiễm sắc thể (extrachromosomal inheritance) còn có một số tên gọi khác, nhưng hoàn toàn đồng nghĩa như trên, đó là: di truyền ngoài nhân (extranuclear inheritance) và di truyền tế bào chất (cytoplasmic inheritance) hoặc đôi khi còn gọi là di truyền theo dòng mẹ.