Danh_sách_Đại_biểu_Quốc_hội_Việt_Nam_khóa_XIV

Ngày 22 tháng 5 năm 2016,[1] các cử tri Việt Nam tham gia cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội để chọn đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 từ các ứng cử viên (bao gồm cả đề cử và tự ứng cử) đại biểu Quốc hội khóa XIV tại các đơn vị bầu cử trong cả nước.Theo Hội đồng bầu cử Quốc gia, tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV là 870 người, tổng số đại biểu trúng cử là 496 người.[2]Top 5 người đạt nhiều phiếu bầu nhất là Phan Thị Mỹ Thanh (713.148 phiếu), Võ Văn Thưởng (676.517 phiếu), Nguyễn Thị Như Ý (585.402 phiếu), Hoàng Trung Hải (520.972 phiếu ở Hà Nội), Đinh La Thăng (TPHCM, 509.447 phiếu).Hai người tuy được bầu nhưng sau đó bị truất quyền đại biểu là ông Trịnh Xuân Thanh (đảng viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trúng cử đại biểu quốc hội ở đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Hậu Giang gồm thành phố Vị Thanh và các huyện Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A với tỉ lệ số phiếu 75,28% cao nhất tỉnh Hậu Giang, bị hủy tư cách đại biểu quốc hội vào ngày 15 tháng 7 năm 2016) và tiếp đó là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (không đảng viên, trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIV đơn vị bầu cử số 5 TP Hà Nội (Đan Phượng, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, với tỷ lệ số phiếu 78,51% cao nhất đơn vị bầu cử số 5, bị hủy tư cách đại biểu quốc hội vào chiều ngày 17 tháng 7 năm 2016). Kỳ họp đầu tiên được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 2016 với 494 Đại biểu.Tính tới ngày 8 tháng 12 năm 2017 lại có thêm 5 ghế trống, đại biểu Ngô Văn Minh (đảng viên ĐCSVN, ĐBQH Quảng Nam) và đại biểu Thích Chơn Thiện (không đảng phái, ĐBQH Thừa Thiên - Huế) từ trần cuối năm 2016, còn ông Võ Kim Cự (đảng viên ĐCSVN, ĐBQH Hà Tĩnh) xin thôi vì lý do "sức khỏe".[3] Đinh La Thăng (ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Quốc Khánh (ĐBQH Quảng Nam) bị mất quyền đại biểu Quốc hội từ ngày 14/5/2018 vì bị kết án tù. Ngô Đức Mạnh (đảng viện ĐCSVN, ĐBQH Bình Thuận) thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội vì sang Nga làm đại sứ. Phan Thị Mỹ Thanh (đảng viên ĐCSVN, ĐBQH Đồng Nai) tự xin thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Tháng 8 năm 2018, đại biểu Lê Minh Thông của tỉnh Thanh Hóa bị đột tử. Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang (ĐBQH TPHCM) qua đời nên trống thêm một ghế. Ngày 12 tháng 4 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 14 phiên họp thứ 33 đã thông qua Nghị quyết 676 cho phép ông Lê Đình Nhường thôi làm nhiệm vụ Đại biểu vì lí do sức khỏe.[4][5][6] Từ ngày 18 tháng 9 năm 2019, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khoá 14 đã quyết nghị cho ông Hồ Văn Năm đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội sau khi bị kỉ luật Đảng Cộng sản Việt Nam.Như vậy hiện nay (19.9.2019), Quốc hội Việt Nam khóa XIV chỉ còn có 483 đại biểu (trong đó có 19 người ngoài đảng và 464 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam). Có hai vợ chồng đều là đại biểu quốc hội Việt Nam trong cùng khóa XIV là Vương Đình Huệ (ĐBQH Hà Tĩnh) và Nguyễn Vân Chi (ĐBQH Nghệ An).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_Đại_biểu_Quốc_hội_Việt_Nam_khóa_XIV http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/media/k2/attachme... http://dangcongsan.vn/thoi-su/ngay-bau-cu-dai-bieu... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170512/db... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/chuyen-thuo... http://news.zing.vn/cong-bo-danh-sach-496-dai-bieu... https://vnexpress.net/thoi-su/pho-chu-nhiem-uy-ban... https://nld.com.vn/thoi-su/tan-bi-thu-ha-noi-vuong... https://thanhnien.vn/thoi-su/mien-nhiem-chuc-pho-c... https://tuoitre.vn/ong-le-dinh-nhuong-mat-chuc-o-u...