Danh_sách_trường_đại_học_tại_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh

Trường đại học, học viện và viện hàn lâm là các cơ sở giáo dục bậc cao đào tạo các bậc đại họcsau đại học, mang tính mở. Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, danh giá với nhà tuyển dụng, phạm vi ảnh hưởng của trường và thành tích cựu sinh viên tạo nên danh tiếng của trường đại học. Trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ những năm 1076, dạy Nho giáo, mang tên Quốc tử giám. Sau đó, đại học theo thiết chế hiện đại đầu tiên của Việt Nam cũng như 3 nước Bán đảo Đông Dương được thành lập từ năm 1907, tên Viện Đại học Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay).[1] Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục của cả nước.[2]Mô hình đại học tại Việt Nam tập trung phát triển các trường đại học chuyên ngành, đa ngành độc lập. Mô hình một hệ thống đại học tập hợp nhiều trường đại học thành viên ít được phát triển hơn tại Việt Nam. Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ. Với cơ chế tự chủ các trường đại học sẽ được quyền chủ động về vấn đề nhân sự, chương trình đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tài chính vì vậy nhà nước giảm ngân sách cấp cho nhóm trường này.[3][4]Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục được phát triển từ đại học, ra đời sau này. So với đại học, học viện và viện hàn lâm chú trọng nghiên cứu hơn. Viện hàn lâm là cơ sở giáo dục bậc cao cấp cao nhất, thành viên của viện hàn lâm thường bao gồm những cá nhân xuất chúng trong những lĩnh vực có liên quan, những người được các thành viên khác bầu chọn, hoặc được chính phủ bổ nhiệm, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau.